CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 33)

- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ

5.CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕ

5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): 50% số hạt mọc. - Tỷ lệ mọc mầm (%): Theo dõi 100 hạt ở giữa ô.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (50% số cây ra hoa), thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày).

- Thời gian ra hoa (ngày): Tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa (mỗi công thức theo dõi 5 cây ngẫu nhiên trên cả ba lần nhắc lại).

- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ đốt hai lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn, đo ngẫu nhiên 5 cây trong một công thức cho cả ba lần nhắc lại, đo từ khi cây có từ 2-3 lá thật, sau đó cứ 7 - 10 ngày lại đo một lần.

- Đường kính thân (mm): Đo cách cổ rễ 5cm khi thu hoạch.

- Diện tích lá (dm2/cây): Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi công thức, tiến hành

bằng phương pháp cân nhanh ở ba thời kỳ: Bắt đầu ra hoa - hoa rộ - quả mẩy.

- Nốt sần: Đếm tổng số nốt sần, số nốt sần hữu hiệu, cân khối lượng nốt sần của 5 cây ngẫu nhiên trên mỗi công thức ở ba thời kỳ: bắt đầu ra hoa - hoa rộ - quả mẩy (kết hợp với đo diện tích lá).

- Khối lượng cây tươi (g): Cân ở ba thời kỳ: bắt đầu ra hoa - hoa rộ - quả mẩy. - Tích lũy chất khô (g): Cân sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi của 5 cây trên mỗi công thức ở cả ba lần nhắc lại (tiến hành sau các lần cân khối lượng tươi).

5.2. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

- Sâu hại: Được đánh giá theo TCN10 - 2005

+ Sâu đục quả: Đếm số quả bị hại tổng số quả theo dõi (%). + Sâu cuốn lá: Đếm số lá bị sâu cuốn/tổng số lá trên cây(%). + Sâu ăn lá: Theo dõi như đối với sâu cuốn lá.

- Bệnh hại: Được đánh giá theo TCN10 - 2005

+ Bệnh gỉ sắt: Đánh giá theo cấp bệnh từ 0 - 5:

Cấp 0: Không bị bệnh Cấp 3; 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 1: 1 - 5% diện tích lá bị bệnh. Cấp 4: 26 - 50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 2: 6 - 10% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 50% diện tích lá bị bệnh.

+ Bệnh sương mai: Đánh giá theo cấp bệnh như đối với bệnh gỉ sắt.

- Khả năng chống đổ: Đếm số cây đổ, tính tỷ lệ %, đánh giá theo thang điểm từ 1- 5 như sau:

Điểm 1: Hầu hết các cây đều thẳng đứng. Điểm 2: < 25% số cây bị đổ hẳn.

Điểm 5: > 75% số cây bị đổ hẳn.

5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Trước khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên 10 cây trên mỗi ô thí nghiệm, sau đó tiến hành thu thập các số liệu sau:

- Đếm tổng số cành cấp I trên cây.

- Đếm số đốt hữu (đốt mang quả) trên thân chính.

- Xác định chiều cao đóng quả (đo từ đốt hai lá mầm đến đốt ra quả đầu tiên).

- Đếm số quả/cây, tính tỷ lệ quả chắc (%).

- Tính tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (tính theo % so với quả chắc). - Xác định khối lượng 1000 hạt (g).

- Năng suất cá thể (g/cây): Khối lượng hạt trung bình của 10 cây mẫu. - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Năng suất cá thể/100.000) x Mật độ x 10.000 - Năng suất thực thu: Tính trên cơ sở ô thí nghiệm.

Năng suất thực thu (tạ/ha) = (Năng suất ô thí nghiệm/10) x 10.000

5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế (Lãi thuần) = Tổng thu - Tổng chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 33)