- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1.7- Khả năng tĩch lũy chất khô của các giống đậu tương:
Sự tích lũy chất khô của cây trồng phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Khối lượng chất khô tích lũy được của cây là tiền đề tạo nên năng suất của cây sau này. Quá trình tích lũy chất khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó thể hiện khả năng sinh trưởng và tiềm năng năng suất của cây.
Kết quả theo dõi sự tích lũy chất khô của các giống đậu tương được chúng tôi trình bày tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương (g/cây)
STT Giống Thời kỳ bắt
đầu ra hoa
Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy 1 DT 84 (Đ/c) 3,51 9,45 18,75 2 ĐVN 6 3,85 9,56 19,10 3 DT 96 3,84 9,50 18,35 4 ĐT 20 3,52 9,75 18,80 5 ĐT 26 4,02 10,36 20,25 CV% 6,1 6,4 4,8 LSD0,05 0,35 0,45 0,24
Qua bảng trên cho thấy: Khối lượng chất khô tích luỹ của đậu tương tăng dần từ giai đoạn cây ra hoa đến thời kỳ quả mẩy, đặc biệt sự tích lũy chất khô của đậu tương tăng mạnh nhất vào thời kỳ quả mẩy.
* Thời kỳ bắt đầu ra hoa:
Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nên lượng chất khô tích luỹ chậm, biến động từ 3,51 - 4,02 g/cây, các giống không có sự khác biệt nhiều vì cây vẫn đang trong giai đoạn sử dụng nguồn hidrat cacbon để hình thành cơ quan sinh dưỡng như thân, lá. Giống ĐT 26 có khối lượng chất khô cao nhất và thấp nhất là giống đối chứng, các giống còn lại có khối lượng chất khô đều tương đương đối chứng với LSD0,05 = 0,35 gam/cây.
* Thời kỳ hoa rộ
Sang thời kỳ hoa rộ khả năng tích luỹ chất khô tăng lên rõ rệt do sinh trưởng của cây tăng mạnh phân cành nhiều và hình thành bộ lá, do đó đã có sự khác biệt khá
g/cây), thấp nhất là đối chứng (9,45 g/cây), các giống còn lại đều có khối lượng chất
khô tương đương với đối chứng với LSD0,05 = 0,45 g/cây.
* Thời kỳ quả mẩy
Ở thời kỳ này khả năng tích luỹ của cây đạt cao nhất vì đây là giai đoạn lượng vật chất tạo ra chỉ để vận chuyển về hạt mà không bị tiêu hao vào hình thành các cơ quan sinh dưỡng. Khả năng tích lũy chất khô giai đoạn quả mẩy thể hiện tiềm năng năng suất của giống. Các giống thí nghiệm đều có khả năng tích lũy chất khô khá cao, trong đó có giống ĐT 26 và ĐVN 6 tích lũy chất khô cao hơn đối chứng, giống DT 96 tích lũy chất khô thấp hơn đối chứng còn ĐT 20 tương đương giống đối chứng với LSD0,05 = 0,24g/cây.