Năng suất của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 61)

- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ

4.2.3.2-Năng suất của các giống đậu tương

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3.2-Năng suất của các giống đậu tương

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng vấn đề được quan tâm hàng đầu vẫn là năng suất. Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá ưu thế của giống bên cạnh chất lượng và sinh trưởng. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình tổng hợp giữa sinh trưởng và phát triển của đậu tương. Năng suất tiềm năng và năng suất thực tế thu được của các giống được chúng tôi trình bày tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Năng suất của các giống đậu tương

Giống Năng suất cá thể

(g cây)

Năng suất lý thuyết

(tạ ha)

Năng suất thực thu

(tạ/ha) DT 84 (Đ/c) 5,14 20,56 16,82 ĐVN 6 6,32 25,28 19,04 DT 96 5,20 20,80 16,86 ĐT 20 5,68 22,72 17,36 ĐT 26 7,22 28,88 21,84 CV% 2,60 1,40 LSD0.05 0,29 0,49 0 5 10 15 20 25

Năng su?t (t?/ha)

DT 84 (

Đ/c) ĐVN 6 DT 96 ĐT 20 ĐT 26

Gi?ng đ?u tương

Năng su?t th?c thu (t?/ ha)

Hình 02: Năng suất thực thu của các giống đậu tương

Năng suất cá thể của cây thể hiện tiềm năng năng suất của giống, được quyết định bởi các yếu tố như số quả trên cây, số quả chắc, số hạt trên quả và kích thước hạt. Các giống thí nghiệm đều có năng suất cá thể khá cao và chênh lệch nhau rất rõ, biến động từ 5,14 - 7,22 g/cây, cao nhất là ĐT 26 và thấp nhất là đối chứng DT 84. Hầu hết các giống đều có năng suất cá thể tương đương với đối chứng, chỉ có ĐT 26

và ĐVN 6 là cao hơn đối chứng với LSD0,05 = 0,29g và mức tin cậy 95%.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất cá thể cùng với mật độ gieo trồng sẽ quyết định năng suất lý thuyết của giống. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa mà giống có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng của giống ở mỗi điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ canh tác nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ trồng. Năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 20,56 - 28,88 tạ/ha, chỉ có ĐT 26 và ĐVN 6 là cao hơn đối chứng.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định. Năng suất thực thu cao là mục tiêu của tất cả các nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Kết quả bảng 4.13 và hình 02 cho thấy năng suất thực thu của các giống đều khá cao, đạt trên 16 tạ/ha. Giống cho năng suất thực thu cao nhất là ĐT 26 (21,84 tạ/ha), tiếp đến là ĐVN 6 (19,04 tạ/ha). Các giống còn lại cho năng suất thực

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 61)