- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương:
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ cũng như các yếu tố cấu thành năng suất của giống. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của đậu tương chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là chế độ ánh sáng và dinh dưỡng. Đồng thời sự tăng trưởng chiều cao cây cũng ảnh hưởng tới tốc độ ra lá, khả năng phân cành, hình thành đốt hữu hiệu và phân hóa hoa trên cây. Tuy nhiên nếu tăng trưởng quá mạnh hoặc quá yếu đều có ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây.
Hình 01: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của đậu tương
Qua hình 1 cho thấy: Trong cùng một điều kiện canh tác, các giống có chiều cao khác nhau ở từng giai đoạn phát riển.
- Chiều cao thân chính của đậu tương tăng dần và đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 57 ngày sau khi gieo, biến động từ 40,1 - 61,0 cm. Giống ĐT 20 có chiều cao cây cao nhất (61,0 cm), thấp nhất là giống đối chứng (40,1 cm); Các giống còn lại có chiều cao tương đương so với giống đối chứng.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống mạnh nhất vào giai đoạn từ 29 - 50 ngày sau gieo. Sau thời kỳ ra hoa rộ tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm dần và chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 57 ngày sau khi gieo.
Nhìn chung, chiều cao của các giống tuân thủ theo quy luật: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng nhanh dần từ lúc mọc đến khi hình thành quả, sau đó giảm dần trong quá trình tạo hạt.