IV. Thuế GTGT hàng bán nội địa
BỘ MÁY KẾ TOÁN VAÌ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
7.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1 Khái niệm
7.2.1 Khái niệm
Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ kế toán trong đơn vị kế toán sẽ do bộ máy kế toán đảm nhận. Do vậy các đơn vị kế toán nhất thiết phải tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở khối lượng công tác kế toán xác định và yêu cầu về cung cấp thông tin. Bộ máy kế toán là tập hợp các cán bộ nhân viên kế toán đảm nhận việc thực hiện khối lượng công tác kế toán theo phần hành kế toán đã phân công với chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Để tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào:
- Khối lượng công tác kế toán và các phần hành kế toán đã xác định trên cơ sở quy mô của doanh nghiệp;
- Nhu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý; - Đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý;
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán.
7.2.2 Nội dung
Có thể hình dung nội dung tổ chức bộ máy kế toán gồm:
- Xác định số lượng cán bộ kế toán viên với đầy đủ yêu cầu về trình độ nghề nghiệp;
- Bố trí và phân kế toán viên thực hiện tương ứng với các phần hành kế toán đã xác định;
- Xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận, các phần hành kế toán với nhau cũng như giữa các phần hành kế toán với các phòng ban quản lý liên quan ...
Khi phân công lao động kế toán trong bộ máy còn cần phải tôn trọng các nguyên tắc có tính luật định như: nguyên tắc bất vị thân, bất kiêm nhiệm; chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động; tiết kiệm và hiệu quả ...
Trong bộ máy kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Theo quy định của Luật kế toán, mỗi nhân viên kế toán đều phải đảm bảo tiêu chuẩn và có đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của người làm kế toán như sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp
hành pháp luật; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán
- Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
- Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Các kế toán phần hành được chuyên môn hoá sâu theo từng phần hành hoặc có thể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức lao động kế toán. Kế toán phần hành phải có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thông tin kế toán, thực hiện sự kiểm tra ghi chép, phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán. Các kế toán phần hành đều có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành.
Kế toán tổng hợp là một loại lao động kế toán mà chức năng và nhiệm vụ cơ bản của nó là: thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, kết xuất số liệu để hoàn thành các báo cáo tài chính theo quy định và yêu cầu của các cấp quản lý.
* Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp để dành cho các chuyên gia kế toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực điều hành, có khả năng tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán độc lập. Ở nước ta, các quy định về quyền hạn và trách nhiệm cũng như vị trí của kế toán trưởng trong bộ máy kế toán của các đơn vị kế toán được cụ thể hóa trên Luật kế toán được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2003, có thể khái lược một số nội dung như sau:
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định về nhiệm vụ của kế toán
- Kế toán trưởng của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử
dụng hoặc không sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
- Kế toán trưởng có quyền: phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn; ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt các tài liệu, các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó.