II. Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, các nghiệp vụ kinh tế thay đổi như sau:
b. Nội dung và kết cấu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần:
Phần I - Lãi, lỗ:
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các chỉ tiêu:
- Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Đối với các phát sinh liên quan đến lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh, gồm các chỉ tiêu: thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác.
Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Phản ánh tình hình thực hiện các khoản Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Bao gồm các chỉ tiêu:
- Số còn phải nộp đầu kỳ báo cáo
- Số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo
- Số đã nộp trong kỳ báo cáo
- Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
- Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
- Số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
Phần III - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, thuế giá trị gia tăng được giảm và thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa
Bao gồm các chỉ tiêu :
- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ báo cáo.
- Thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
- Thuế giá trị gia tăng được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ báo cáo. - Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh, thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa đã nộp và còn phải nộp cuối kỳ báo cáo.
(Xem mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở cuối chương)
6.2.2.2 Phân tích tính cân đối cuả báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tính cân đối của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên mối quan hệ cân đối giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào, biểu hiện như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu (Thu nhập) - chi phí
Công thức này được triển khai qua các bước sau: . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) . Các khoản giảm trừ doanh thu (2)
Gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ : (1) - (2) = (3) . Giá vốn hàng bán (4)
. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ : (3) - (4) = (5) . Doanh thu hoạt động tài chính (6)
. Chi phí tài chính (7) . Chi phí bán hàng (8)
. Chi phí quản lý doanh nghiệp (9)
. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: (5) + [ (6) - (7) ] - [ (8) + (9) ] = (10) .Thu nhập khác (11)
. Chi phí khác (12)
. Lợi nhuận khác : (11) - (12) = (13)
. Tổng lợi nhuận trước thuế : (10) + (13) = (14) . Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (15) . Tổng lợi nhuận sau thuế = (14) - (15) = (16)
Trên đây là những biểu hiện cơ bản của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ những biểu hiện cân đối tổng hợp đó có thể suy rộng ra thành các dạng cân đối khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
MẪU " BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN "
BỘ, TỔNG CÔNG TY: ... ... Mẫu số B01-DN
Đơn vị ...
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
tại ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính ...
TAÌI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ
1 2 3 4
A. TAÌI SẢN LƯU ĐỘNG VAÌ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN ( 100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160 )