Công dụng của loại tài khoản điều chỉnh là giúp cho việc tính lại số liệu ghi
chép trên tài khoản mà nó điều chỉnh, xác định chính xác các chỉ tiêu thực tế về đối tượng hạch toán kế toán tại thời điểm tính toán theo yêu cầu quản lý.
Tài khoản điều chỉnh được chia thành tài khoản điều chỉnh tăng, tài khoản điều chỉnh giảm.
Các tài khoản điều chỉnh tăng có kết cấu cùng chiều với tài khoản được điều chỉnh, trái lại các tài khoản điều chỉnh giảm có kết cấu ngược chiều với tài khoản được điều chỉnh.
Hiện nay trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp không có tài khoản điều chỉnh tăng, chỉ có tài khoản điều chỉnh giảm và một số tài khoản điều chỉnh vừa tăng vừa giảm.
+ Các tài khoản điều chỉnh giảm gồm: tài khoản Hao mòn tài sản cố định (214), tài khoản Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (129), tài khoản Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (159), tài khoản Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (229) ...
+ Các tài khoản điều chỉnh vừa tăng vừa giảm gồm có: tài khoản Chênh lệch đánh giá lại tài sản (412), tài khoản Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (413) ...
* Một số tài khoản điều chỉnh giảm đặc trưng 1/ Tài khoản 214” Hao mòn tài sản cố định”
Công dụng của tài khoản “ Hao mòn tài sản cố định” là để điều chỉnh, tính giá trị còn lại của các tài sản cố định của doanh nghiệp.
Ta có kết cấu của tài khoản này như sau:
TK Phải trả người bán (331)
Nợ Có
SDDK: Số tiền doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán tại thời điểm đầu kỳ.
SPS: - Số P.trả người bán giảm trong kỳ (đã trả).
- Ứng trước tiền mua hàng cho người bán.
SDCK: Số tiền doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán tại thời điểm cuối kỳ.
SDDK: Số tiền doanh nghiệp còn phải trả người bán tại thời điểm đầu kỳ.
SPS: - Số phải trả người bán tăng lên trong kỳ.
- Giá trị hàng hóa, vật tư doanh nghiệp nhận được tương ứng với số tiền đã ứng trước.
SDCK: Số tiền doanh nghiệp phải trả người bán tại thời điểm cuối kỳ.
Ta có công thức xác định giá trị còn lại của tài sản cố định như sau:
2/ Tài khoản 159 ”Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Tài khoản này được sử dụng để điều chỉnh giá trị thực tế của các loại hàng tồn kho so với sổ sách kế toán do sự biến động giảm giá trên thị trường.
Kết cấu như sau:
Ta có công thức xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho có xu hướng giảm giá như sau:
* Tài khoản điều chỉnh vừa tăng vừa giảm
Thuộc về nhóm tài khoản này gồm có các tài khoản “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản “(412) và tài khoản “ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ” (413).
Giá trị còn lại
của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ -
Giá trị hao mòn của TSCĐ = - Giá trị thực tế của hàng tồn kho Giá trị trên sổ sách hàng tồn kho Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho = TK Hao mòn tài sản cố định (214) Nợ Có
SDDK: Giá trị hao mòn TSCĐ vào đầu kỳ. SPS : Giá trị hao mòn TSCĐ tăng lên trong kỳ.
SDCK: Giá trị hao mòn TSCĐ vào cuối kỳ. SPS: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm xuống
trong kỳ
SPS: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán
TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (159)
Nợ Có
SPS: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn
SDCK: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ.
Các tài khoản này, sẽ có hai khả năng điều chỉnh: Nếu giá trị đối tượng được đánh giá là tăng lên, thì trên tài khoản 412 hoặc tài khoản 413 phản ánh điều chỉnh tăng và ngược lại nếu giá trị đối tượng được đánh giá có giảm xuống thì các tài khoản này phản ánh điều chỉnh giảm.