Nghĩa của hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu ÂAÛI HOÜC ÂAÌ NÀÔNG TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOAThS. BUÌI NÆÎ THANH HAÌGIAÏO potx (Trang 36 - 37)

Việc ban hành và áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị, các thành phần kinh tế hoặc các lĩnh vực hoạt động trong một nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự quản lý điều hành và phát triển của nền kinh tế .

* Ở giác độ vĩ mô hệ thống tài khoản thống nhất góp phần:

- Lãnh đạo thống nhất công tác kế toán trên toàn quốc

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra kinh tế tài chính đối với các đơn vị

- Giúp cho việc tổng hợp số liệu thống kê của các đơn vị kế toán thực hiện một cách dễ dàng.

- Đào tạo nâng cao trình độ kế toán cho cán bộ trong toàn quốc

* Ở giác độ vi mô hệ thống tài khoản thống nhất góp phần:

- Nâng cao hiệu suất công tác kế toán trong đơn vị.

- Thông tin cung cấp cho quản lý được kịp thời, nhanh chóng - Nâng cao tính pháp lý và tính chính xác của thông tin kế toán.

3.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

Để xây dựng hệ thống tài khoản các cơ quan chức năng phải tuân theo các

nguyên tắc nhất định. Mỗi nước tùy thuộc vào đặc điểm của mình sẽ có những nguyên tắc khác nhau, đối với Việt Nam hiện nay khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán cần tuân theo các nguyên tắc sau:

* Khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải dựa trên các nguyên tắc thiết kế tài khoản như đã trình bày ở phần 3.2.2 của chương này:

Hệ thống tài khoản kế toán gồm ba loại cơ bản là tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản ánh nguồn vốn và tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh; đồng thời phải bao gồm tài khoản tổng hợp, các tài khoản phân tích.

* Hệ thống tài khoản thống nhất phải gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế hiện

không nhỏ đến các đối tượng hạch toán kế toán và công tác hạch toán kế toán, đòi hỏi hệ thống tài khoản phải được điều chỉnh phù hợp.

Thật vậy, xét một số doanh nghiệp Nhà nước điển hình có thể thấy rằng: trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, giá cả do Nhà nước quy định, do vậy trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp Nhà nước không có sự tăng giảm giá cả.

Trái lại sang thời kỳ cơ chế thị trường, giá cả do thị trường quyết đinh, do vậy khi giá cả có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là giá các loại hàng tồn kho và các khoản đầu tư, doanh nghiệp phải nhanh chóng có những thay đổi nhất định trong ứng xử, việc thay đổi ứng xử được thể hiện ngay trong hệ thống tài khoản kế toán thông qua cách đưa ra các tài khoản dự phòng, như: tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn ...

* Khi xây dựng hệ thống tài khoản phải tính đến khả năng phát triển của hệ thống tài khoản trong tương lai.

Trong điều kiện các chính sách kinh tế xã hội thường có những thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ, dẫn đến đòi hỏi phải có sự thay đổi tương ứng về tài khoản kế toán.

Song để giữ được tính ổn định tương đối lâu dài cho hệ thống tài khoản, khi xây dựng hệ thống tài khoản phải dự đoán trước khả năng bổ sung thêm tài khoản và cần tạo nên những khoản trống cần thiết nhằm thuận lợi cho việc bổ sung thêm tài khoản vào hệ thống tài khoản mà không gây ra sự xáo trộn lớn đối với hệ thống tài khoản.

Đó chính là việc dự tính đến khả năng phát triển trong tương lai.

3.3.1.3 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành

Một phần của tài liệu ÂAÛI HOÜC ÂAÌ NÀÔNG TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC BAÏCH KHOAThS. BUÌI NÆÎ THANH HAÌGIAÏO potx (Trang 36 - 37)