Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa tổ chức Đảng, chính quyền và HTXNN trên từng địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 87 - 88)

quyền và HTXNN trên từng địa bàn

HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ, tự nguyện của nông dân, quyền quyết định cao nhất trong HTX là đại hội xã viên. Tuy nhiên, HTXNN nằm trên địa bàn dân cư nhất định nên sự phát triển của HTXNN có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đó. Bởi vậy, các HTXNN chịu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, giúp đỡ của chính quyền địa phương. Đó là đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển.

Để giải quyết tốt mối quan hệ này, cần có cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu quả. Tổ chức đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chung thông qua chủ trương, nghị quyết và vai trò gương mẫu của người đảng viên. Chính quyền địa phương có quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát HTXNN trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước, nhưng tuyệt đối không can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của HTX, không làm thay chức năng của HTX, song phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho HTXNN hoạt động theo pháp luật.

Đối với HTXNN, ngoài mục tiêu kinh tế là hàng đầu còn phải thực hiện các mục tiêu xã hội, góp phần xây dựng tính cộng đồng, đoàn kết, tương trợ trong các xã viên của mình, song không thể biến HTXNN thành tổ chức xã hội, làm thay nhiệm vụ của hệ thống chính trị ở địa phương.

Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền và HTXNN trên từng địa bàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HTXNN hoạt động theo đúng Luật, đạt hiệu quả, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)