Lựa chọn mô hình hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngành, vùng, địa bàn trong tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 77 - 78)

thể của từng ngành, vùng, địa bàn trong tỉnh

Trên phạm vi cả nước, cũng như ở từng vùng hiện đang tồn tại nhiều mô hình HTXNN kiểu mới với đặc điểm, nội dung hoạt động, quy mô và hiệu quả khác nhau như: HTX dịch vụ nông nghiệp thuần túy, HTX sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, HTX chuyên môn hóa cao ở một số hoạt động dịch vụ như chuyên thủy nông, chuyên làm đất, chuyên cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp…. Bởi vậy, việc lựa chọn các mô hình HTXNN phù hợp với từng ngành, từng địa bàn trong tỉnh có tác dụng phát huy hiệu quả thực sự của các HTXNN đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thái Bình là tỉnh có hệ thống HTXNN hình thành và phát triển sớm, sau khi thực hiện Chính sách khoán 10 trong nông nghiệp, các HTXNN của tỉnh đều chuyển sang hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX đến nay, 99% số HTXNN của tỉnh đã thực hiện chuyển đổi theo Luật và tiếp tục hoạt động dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất của hộ nông dân. Do cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn, quỹ hạn chế, lại hoạt động trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính tự cấp, tự túc, mô hình HTXNN phù hợp ở Thái Bình hiện nay vẫn chủ yếu là HTX dịch vụ nông nghiệp thuần túy. Các HTXNN tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động dịch vụ nông nghiệp cho hộ nông dân.

Cùng với tiến trình nâng cao trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, các HTXNN trong tỉnh sẽ được định hướng phát triển với nhiều quy mô; đa dạng về thành viên tham gia, từ các hộ nông dân, các trang trại đến các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; với nhiều cấp độ, từ thấp đến cao, từ HTXNN thuần túy làm dịch vụ đầu vào, đầu ra ở một hoặc nhiều khâu phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các thành viên đến phát triển HTX sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp của HTX trên cơ sở điều kiện và nhu cầu kinh tế của từng ngành, vùng, địa phương trong tỉnh. Đồng thời, từng bước giải quyết triệt để tình trạng HTXNN chưa chuyển đổi hoặc chuyển đổi hình thức, tình trạng "Hợp

tác xã cả làng, đánh trống ghi tên".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)