và tiêu thụ nông, thủy sản với nông dân qua các HTXNN. Nhà nước có chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp cung ứng vật tư phân bón, thức ăn gia súc, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho HTXNN theo hợp đồng dài hạn đối với sản phẩm có khối lượng lớn.
- Khuyến khích nông dân và HTX sản xuất nguyên liệu mua cổ phần, trở thành
cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.
- Đầu tư xây dựng cơ quan nghiên cứu thị trường trực thuộc Sở Thương mại để
nắm bắt thông tin, dự báo nhu cầu thị trường nông sản trên thế giới và trong nước, làm nhiệm vụ tư vấn, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh, tạo ra những nông sản chủ lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời, thông qua các HTXNN, các cơ quan này phải làm tốt nhiệm vụ thông tin, tư vấn, giúp đỡ kinh tế hộ và kinh tế trang trại gia đình hình thành khả năng, thói quen của người sản xuất hàng hóa.
- Phát triển mạng lưới chợ nông thôn, các trung tâm triển lãm giới thiệu nông sản hàng hóa, đặc biệt là phát triển đa dạng các hình thức tiêu thụ nông sản. trước hết, đó là phát huy vai trò của HTX làm dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
3.2.6.7. Tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp nghiệp
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với HTXNN ở tỉnh bao gồm: phòng Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là những cơ quan tham mưu của sở và UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với HTXNN. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống này hoạt động còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ và hiệu lực chưa cao. ở cấp huyện, cán bộ được phân công theo dõi HTXNN thường làm kiêm nhiệm nhiều việc, cán bộ đã thiếu lại không yên tâm tập trung cho công việc. Do vậy, để tổ chức quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp được tăng cường, cần phải:
- Bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đối với phòng Chính
sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc sở nên có từ
5 đến 7 cán bộ; phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện nên có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về HTXNN.
- Thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước đối với HTXNN thông qua đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống các trường từ tỉnh đến Trung ương, kết hợp với việc tham quan học hỏi kinh nghiệm trong nước và ngoài nước.
- Nhà nước cần cấp một khoản kinh phí cần thiết cho hệ thống quản lý nhà nước đối với HTX hoạt động.
Cùng với hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên minh HTX trong việc tuyên truyền vận động giúp đỡ phát triển HTXNN phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu của nông dân ở từng cơ sở.