Những yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu hình thành, phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 29 - 31)

kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu hình thành, phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi đều là những cơ thể sống nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh, bên cạnh các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp còn gặp phải không ít khó khăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bệnh, thiên tai phá hoại v.v...

Từ thời xa xưa, các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc thì quá trình hợp tác mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau v.v... nhằm đáp ứng yêu cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện hoặc làm riêng rẽ không có hiệu quả như phòng chống thiên tai, sâu bệnh, đào kênh dẫn nước v.v... Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lý truyền thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong sản xuất theo vụ, việc, hợp tác ngẫu nhiên, không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức hợp tác còn ở trình độ thấp.

Khi nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tái sản xuất ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, như dịch vụ về giống, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thủy lợi v.v... Trong điều kiện này, nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự phát theo quy mô từng hộ gia đình riêng lẻ với kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm thấp đã mâu thuẫn với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu. Từng hộ nông dân cá thể không thể tự giải quyết được mâu thuẫn đó một cách cơ bản. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng xóa độc canh cây lúa, đa dạng hóa sản xuất gắn với chuyên môn hóa và liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản đã làm xuất hiện những yêu cầu mới mà từng hộ gia đình nông dân riêng lẻ không thể thực hiện được. Tình trạng tự phát trong chuyển đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi tôm ở nhiều địa phương ven biển, bên cạnh một số lợi ích kinh tế cục bộ, đã xuất hiện những bất cập về môi trường sinh thái và tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều quy hoạch tổng thể và cụ thể bị phá vỡ do tình trạng các hộ nông dân tự phát chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để có thu nhập cao và ổn định phù hợp với quy hoạch chung của từng vùng và địa phương không thể do từng hộ nông dân riêng lẻ tiến hành tự phát, vô tổ chức, mà nhất thiết phải do Nhà nước định hướng và các HTXNN tổ chức, hướng dẫn hộ nông dân thực hiện. Do vậy, phát triển kinh tế hợp tác, nhất là HTXNN kiểu mới

là đòi hỏi khách quan của các hộ nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta sau khi ruộng đất được giao cho hộ sử dụng lâu dài và hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)