Chính sách khuyến nông, khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 83 - 85)

Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn. Đó là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tiến lên sản xuất lớn, hiện đại. Do vậy, cần tăng c- ường nghiên cứu, áp dụng các thành quả mới nhất của khoa học và công nghệ, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ, cung cấp kịp thời các tri thức KHCN hiện đại, các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Đối với các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (nông hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp), cần hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp như:

- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất tín dụng…, không điều tiết thuế thu nhập trong những năm đầu đối với nguồn thu do ứng dụng thành công KHCN, giảm

lãi suất tín dụng đối với nguồn vốn vay đầu tư cho việc ứng dụng KHCN; miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng KHCN;

- Miễn giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện mạng lưới cán bộ khoa học - kỹ thuật làm nhiệm vụ ứng dụng, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ KHCN đến nông dân;

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ HTXNN, cán bộ quản lý cấp xã về kiến thức KHCN để triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn; trên cơ sở đó, giúp cho HTXNN thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với nông hộ, trang trại nhằm nâng cao hiệu quả quá trình chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất;

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, từ khâu giống đến phương pháp canh tác, sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp yêu cầu phát triển bền vững nền nông nghiệp sinh thái, trên cơ sở phát huy các lợi thế của nông nghiệp của tỉnh.

Sắp xếp, củng cố hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học trên địa bàn sao cho hoạt động có hiệu quả, kết hợp với chính sách đãi ngộ thích đáng đối với kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, cụ thể như:

- Tăng cường hoạt động của Trung tâm khuyến nông tỉnh trong việc hướng dẫn, phổ biến sử dụng phương pháp canh tác mới đến hộ nông dân thông qua các HTXNN; đồng thời, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan nghiên cứu khoa học các cấp với các HTXNN, Trung tâm khuyến nông để rút ngắn thời gian chuyển giao, áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất;

- Khuyến khích áp dụng đa dạng các hình thức, biện pháp chuyển giao tiến bộ KHCN phù hợp với dân trí và tâm lý nông dân;

- Đối với các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích lợi ích thỏa đáng, thực hiện quyền sở

hữu trí tuệ, quyền công bố, trao đổi, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)