Hợp tác xã chuyển đổi theo luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 37 - 43)

* Xã viên HTX:

Tất cả các HTX chuyển đổi đã xác định xã viên là hộ gia đình, hộ cử người đại diện đăng ký là xã viên HTX. Tổng số hộ nông dân trên địa bàn HTX là 476.225 hộ, số hộ xã viên bình quân 1 HTX là 1.512 hộ/1 HTX. Toàn tỉnh, số hộ xã viên đăng ký lại đạt 98,9% (huyện Quỳnh Phụ 99,8%, Vũ Thư 99,4%, Đông Hưng 99,2%; các huyện khác tỷ lệ đăng ký đạt 95 - 97%, thành phố đạt tỷ lệ 89,98%).

* Tổ chức trong các HTX:

- Cán bộ HTX quy mô xã có từ 4 - 8 người; HTX quy mô thôn, liên thôn có 4 người: chủ nhiệm, cán bộ kiểm soát, kế toán, thủ kho kiêm thủ quỹ. HTX quy mô diện tích trên 300 ha và có 6 dịch vụ trở lên, bộ máy cán bộ HTX có 7 người gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ban quản trị, kế toán trưởng, kế toán viên (1 người), thủ kho kiêm thủ quỹ, 1 đến 2 cán bộ kiểm soát. Có 37/315 HTX thành lập hội đồng quản trị. Phần lớn số HTX cán bộ có 5 người, gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, cán bộ kiểm soát, kế toán trưởng, thủ kho kiêm thủ quỹ.

- Góp vốn trách nhiệm: chủ nhiệm HTX góp vốn từ 1- 2 triệu đồng; phó chủ nhiệm, cán bộ kiểm soát, kế toán trưởng HTX góp từ 0,7 - 1,5 triệu đồng; cán bộ chuyên

môn góp từ 0,5 - 1 triệu đồng; người lao động trong các tổ chức dịch vụ góp từ 200 - 700 ngàn đồng (HTX Thụy Thanh, huyện Thái Thụy, chủ nhiệm HTX góp 5 triệu đồng; phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng góp 4 triệu đồng). Cá biệt còn một số HTX, cán bộ và người làm dịch vụ chưa góp vốn trách nhiệm.

- Vốn điều lệ bình quân 1 HTX là 462.208 ngàn đồng. Vốn góp tối thiểu bình quân xã viên là 389 ngàn đồng. Vốn góp lớn nhất bình quân xã viên là 1.413 ngàn đồng (số liệu được tính bình quân theo từng huyện, thành phố).

* Vốn, quỹ của HTX đến 31/12/2005 (tài sản, vốn, quỹ, công nợ trong HTX đã được kiểm kê, đánh giá theo giá trị thực tế):

- Tổng số vốn hoạt động bình quân 1 HTX có:1.043.487 ngàn đồng.

- Nguồn vốn tự có của HTX: 804.179 ngàn đồng.

Trong đó:

+ Nguồn vốn kinh doanh: 702.117 ngàn đồng;

+ Quỹ HTX: 92.004 ngàn đồng;

+ Lãi chưa phân phối: 10.058 ngàn đồng;

+ Các khoản phải trả bình quân 1 HTX: 239.308 ngàn đồng.

Sau 5 năm chuyển đổi, vốn, quỹ bình quân của 1 HTX tăng 39,59% (tăng 240.087 ngàn đồng). Trong đó, vốn cố định tăng 49,1% vốn lưu động tăng 10,77% [34].

Vốn cố định tăng chủ yếu là vốn Nhà nước hỗ trợ cứng hóa kênh mương và giá trị tài sản điện sáng do UBND xã chuyển sang (Nhà nước hỗ trợ tiền cứng hóa kênh mương do UBND xã làm chủ đầu tư. Khi công trình hoàn thành, UBND xã bàn giao cho HTX đưa vào sử dụng. Nhưng một số xã không bàn giao giá trị tài sản cho HTX quản lý nên số tiền tăng trên không thể hiện đúng thực tế về tổng số vốn Nhà nước đã hỗ trợ về cứng hóa kênh mương).

Số phải thu bình quân 1 HTX tăng 19,26% so với năm 2001 (năm 2001, bình quân nợ phải thu của HTX là 296.000 nghìn đồng, đến 31/12/2005 là 352.005 nghìn đồng).

Các khoản phải trả bình quân 1 HTX tăng 15,59% so với năm 2001 (năm 2001, các khoản phải trả = 207.020 ngàn đồng, năm 2005 = 239.308 ngàn đồng).

Doanh thu bình quân 1 HTX đạt 878.660 ngàn đồng (toàn tỉnh có 6 HTX doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng; doanh thu từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng có 26 HTX; doanh thu từ 1 đến 1,5 tỷ có 66 HTX; có 7 HTX ở huyện Thái Thụy doanh thu dưới 100 triệu đồng).

Bình quân 1 HTX thực lãi 28.619 ngàn đồng. Có 4 HTX lãi trên 100 triệu đồng (HTX Thái Thịnh - Thái Thụy lãi 138 triệu đồng, HTX Nguyên Xá - Vũ Thư lãi 124 triệu đồng, HTX An Ninh - Tiền Hải lãi 120 triệu đồng, HTX Thống Nhất, An Khê - Quỳnh Phụ lãi 105 triệu đồng, có 9 HTX lãi trên 40 triệu đồng).

Toàn tỉnh có 34 HTX bị lỗ (HTX Vĩnh Thắng - Thành phố lỗ 39.618 ngàn đồng, HTX Dũng Nghĩa - Vũ Thư lỗ 17.058 ngàn đồng, HTX Vũ Thắng - Kiến Xương lỗ 17.797 ngàn đồng) [34].

* Kết quả hoạt động của các khâu dịch vụ:

Toàn tỉnh có 15 HTX làm được 8 khâu dịch vụ (chiếm 5,6% số HTX kinh doanh tổng hợp), 53 HTX làm được 7 khâu dịch vụ (chiếm 19,78%), 103 HTX làm được 6 khâu dịch vụ (chiếm 38,43%), 68 HTX làm được 5 khâu dịch vụ (chiếm 25,37%), 22 HTX làm được 4 khâu dịch vụ (chiếm 8,21%), 6 HTX làm được 3 khâu dịch vụ, 1 HTX làm được 2 khâu dịch vụ [34].

- Dịch vụ tưới, tiêu nước:

Có 309/315 HTX(98,1%) làm dịch vụ tưới, tiêu nước. Các HTX đã xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, từ việc bảo quản máy, vận hành, sửa chữa tài sản cố định (kể cả phụ tùng thay thế), khấu hao tài sản cố định, chi phí điện năng, nhiên liệu, sửa chữa kênh mương, dẫn nước, giữ nước, tiêu nước khi úng… cho cả chu kỳ sinh trưởng của cây trồng. Bình quân toàn tỉnh, định mức thu dịch vụ tưới, tiêu nước là 17,06 kg/sào/năm. Huyện có mức thu bình quân cao là Đông Hưng: 18,84 kg, Hưng Hà: 18,21 kg (HTX có mức thu cao là Đô Lương - Đông Hưng: 24,36kg/sào/năm). Huyện có mức thu bình quân thấp là Kiến Xương 15,19 kg/sào (HTX có mức thu thấp là Tu Trình - Thái Thụy: 6,72 kg; Đức Long - Vũ Thư: 6,2 kg). Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, các HTX đã giao

khoán cho tổ thủy nông trên cơ sở nội quy hoạt động cụ thể: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ; quy định rõ trách nhiệm của hộ xã viên và ban quản lý HTX. Doanh số hoạt động dịch vụ thủy nông bình quân 1 HTX đạt 270.460 ngàn đồng; có 185/309 HTX (59,87%) tiết kiệm được chi phí; bình quân 1 HTX tiết kiệm được 3.142 ngàn đồng (HTX có mức tiết kiệm chi phí cao là Thụy Sơn - Thái Thụy: 42 triệu đồng, Nam Thịnh - Tiền Hải: 40 triệu đồng, Trà Giang - Kiến Xương: 34,9 triệu đồng) [34].

Toàn tỉnh có 81 HTX (chiếm 26,2% số HTX làm dịch vụ tưới tiêu nước) do lên định mức kinh tế kỹ thuật thấp, dẫn đến thu không đủ chi phí và không trích được khấu hao tài sản cố định. Định mức trả công cho người làm dịch vụ thủy nông thấp, nhất là phần nạo vét kênh mương (thu 3 - 4 kg thóc/công) nên khi thực hiện trả công theo định mức không có người làm; HTX phải căn cứ vào số tiền thu được để điều công làm theo giá thỏa thuận nên việc sửa chữa, tu bổ hệ thống kênh tưới tiêu nước không đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Đầu năm 2006, đa số các HTX tổ chức đại hội đại biểu xã viên đều điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí cho các khâu dịch vụ.

- Dịch vụ bảo vệ thực vật và khoa học kỹ thuật:

Có 313/315 (99,4%) HTX thành lập tổ dịch vụ bảo vệ thực vật gắn với công tác k. Tổ dịch vụ bảo vệ thực vật - khoa học kỹ thuật làm nhiệm vụ điều tra, phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn xã viên phòng trừ, tập huấn về khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ trồng trọt, chân nuôi, nuôi trồng thủy sản cho hộ xã viên. Hiện nay đã có 230 HTX làm tốt khâu dịch vụ bảo vệ thực vật, 236 HTX làm tốt dịch vụ khoa học kỹ thuật nên năng suất cây trồng được ổn định và phát triển. Còn 5 HTX chi quá định mức về dịch vụ khoa học kỹ thuật, bình quân 1 HTX chi quá 2.533 ngàn đồng (HTX Thái Thuần - Thái Thụy chi quá 24.394 ngàn đồng, Thái Hà - Thái Thụy là 23.146 ngàn đồng, Tây Giang - Tiền Hải là 16.491 ngàn đồng) [34].

- Dịch vụ thú y: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 263 HTX (83,5%) làm dịch vụ thú y, nhưng phần lớn các HTX chưa làm tốt dịch vụ này; có tới 69 HTX phải lấy quỹ bù vào dịch vụ thú y. Nguyên nhân chính là hộ

chăn nuôi không tiêm phòng, vì họ không hiểu về tác dụng của tiêm phòng và tác hại khi gia súc, gia cầm mắc bệnh; họ cho rằng tiêm phòng chưa có tác dụng mà phải trả tiền trực tiếp theo đầu gia súc, gia cầm. Trong khi đó, việc tuyên truyền, hướng dẫn về công tác tiêm phòng rất hạn chế; nhân viên thú y không có phụ cấp trách nhiệm; UBND xã phó mặc cho ban thú y và HTX thực hiện nên việc tiêm phòng đạt kết quả thấp. HTX thường chỉ tiến hành tuyên truyền, khuyến cáo công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm là chính, tỷ lệ tiêm phòng thấp. UBND xã không nhắc nhở, xử phạt hộ gia đình chăn nuôi nhưng không tiêm phòng theo quy định của Pháp lệnh thú y. Công tác tiêm phòng chưa được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở nên nhiều hộ đảng viên có tham gia chăn nuôi nhưng cũng không gương mẫu chấp hành. Qua khảo sát, điều tra thực tế cho thấy, những nơi HTX làm dịch vụ tiêm phòng tốt đều có sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, mọi đảng viên gương mẫu chấp hành và có sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã theo quy định của Pháp lệnh thú y. Tháng 2/2005, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Ban chăn nuôi thú y xã, các xã đang tổ chức thực hiện để khắc phục những hạn chế của công tác thú y đã nêu trên, nhưng đến nay vẫn chưa thấy có chuyển biến tích cực. Dịch vụ này nên giao cho Ban chăn nuôi thú y xã thực hiện gắn với việc mở rộng chức năng, nhiệm vụ của UBND xã theo quy định của Pháp lệnh thú y.

- Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp:

Có 252/315 HTX dịch vụ tổng hợp (chiếm 80%) cung ứng được 35% đến 80% nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật và từ 25% - 60% nhu cầu về đạm, lân, kali cho hộ xã viên. Phần lớn số HTX đã ký hợp đồng với các công ty theo hình thức trả chậm, một phần vì không có vốn, phần khác vì muốn gắn trách nhiệm giữa công ty, HTX với hộ xã viên. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải đã tổ chức cho các HTX ký hợp đồng trực tiếp với công ty sản xuất chế biến phân bón, cung ứng và tổ chức tập huấn cho xã viên kỹ thuật bón phân cho từng loại cây trồng, tạo ra tập quán bón phân đa sinh dưỡng thay cho phân bón đơn.

Toàn tỉnh có 141 HTX làm dịch vụ cung ứng giống lúa cho xã viên; trong đó có 19 HTX ký hợp đồng sản xuất giống cho Công ty Giống cây trồng của tỉnh với khối lượng hàng năm khoảng 4.200 tấn lúa giống, 350 tấn giống mầu. Công ty chịu trách

nhiệm về đầu tư giống và trực tiếp phụ trách kỹ thuật nhân giống, chọn giống và mua sản phẩm giống của HTX. Một số HTX ký hợp đồng với Công ty giống để cung ứng giống cho xã viên.

Theo kết quả điều tra, có 250 HTX làm dịch vụ cung ứng vật tư có lãi, chỉ có 2 HTX bị lỗ 3,5 triệu đồng, HTX phải trích quỹ ra bù [34].

- Dịch vụ điện sáng:

Trước tháng 8/2003, có 15 HTX đã tổ chức dịch vụ cung ứng điện sáng cho hộ nông dân. Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc chuyển giao công tác quản lý, kinh doanh điện sáng của UBND xã cho các HTXNN, đến nay toàn tỉnh đã có 225 HTX(71,4%) làm dịch vụ điện sáng. HTX thành lập tổ dịch vụ điện sáng, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật có khấu hao tài sản, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn hệ thống đường điện. Phần lớn số HTX lên giá thu thấp hơn giá chỉ đạo của điện lực tỉnh. Theo báo cáo của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thành phố, HTX làm dịch vụ điện năng đã quản lý và điều hành tốt, bảo đảm an toàn về điện. Ngoài việc trả công lao động theo hợp đồng, mỗi năm HTX còn lãi từ 25 - 40 triệu đồng, những HTX có lãi cao như HTX Tây Giang (Tiền Hải), Phú Sơn (Hưng Hà) [34].

- Dịch vụ huy động vốn và cho xã viên vay vốn (dịch vụ tín dụng nội bộ HTX):

Có 11 HTX đã huy động vốn của xã viên và vốn tự có của HTX cho hộ xã viên vay để phát triển sản xuất với lãi suất hợp lý, được xã viên chấp nhận như HTX Bình Định, Vũ An (Kiến Xương), HTX Kim Chung (Hưng Hà)…

- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm:

Có 49 HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đã đầu tư kho lạnh, cửa hàng... để phục vụ cho việc cung ứng giống chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm cho hộ xã viên.

Trong đó, có 37 HTX làm Dịch vụ có lãi, bình quân

1 HTX lãi 10 triệu đồng (HTX Thái Giang (Thái Thụy) lãi 87.608 ngàn đồng, HTX Quang Trung (Kiến Xương) lãi 12.087 ngàn đồng, HTX Thanh Tân (Kiến Xương) lãi 6.976 ngàn đồng, HTX Thống Nhất (Quỳnh Phụ) lãi 49 triệu đồng, HTX An Ninh (Tiền Hải) lãi 21 triệu đồng, HTX Nguyên Xá (Vũ Thư) lãi 31 triệu đồng). Các HTX tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 37 - 43)