Từng bước củng cố, phát triển và nhân rộng mô hình HTXNN kiểu mới theo Luật HTX (năm 2003) theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 69 - 71)

theo Luật HTX (năm 2003) theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, tuân thủ các nguyên tắc HTX, đạt hiệu quả thiết thực

Đến tháng 8 năm 2006, cả tỉnh có 321 HTXNN. Trong đó, có 315 HTXNN (chiếm 98,1%) được chuyển đổi từ các HTXNN sản xuất tập trung trước đây; trong số đó, có khá nhiều HTXNN chỉ tồn tại một cách hình thức, hoạt động cầm chừng. Ngay các HTXNN mới thành lập, tuy hiệu quả hoạt động có khá hơn so với các HTXNN chuyển đổi, song nội dung, quy mô hoạt động cũng còn rất hạn chế và ít về số lượng.

Như vậy, để thực hiện mục tiêu của tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2010 đưa các HTXNN thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (5%/ năm), tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của tỉnh; cần phải củng cố các HTXNN hiện có cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, giải quyết triệt để tình trạng chưa chuyển đổi (còn 3 HTX) hoặc chuyển đổi hình thức ở các HTXNN, giải thể những HTX hoạt động quá yếu kém nhằm tạo điều kiện hình thành các HTXNN kiểu

mới trên cơ sở nhu cầu thực tế của kinh tế hộ nông dân; đồng thời tiếp tục phát triển rộng rãi các HTXNN kiểu mới với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từng địa bàn cụ thể.

Tuy nhiên, việc củng cố, phát triển và nhân rộng mô hình HTXNN kiểu mới theo

Luật HTX (năm 2003) phải theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, tuân thủ các nguyên tắc HTX, đạt hiệu quả thiết thực. Thực tiễn phát triển HTXNN ở nước ta hơn 40 năm qua, đặc biệt là giai đoạn trước đổi mới cho thấy, khi chúng ta phát triển HTXNN "từ trên xuống", theo phong trào, chủ quan, duy ý chí, nóng vội, gò ép, thậm chí dùng các biện pháp hành chính cưỡng bức để thành lập các HTXNN với quy mô ngày càng lớn trong điều kiện nền sản xuất nông nghiệp còn nặng tính tự cung, tự cấp thì kết quả thu được hoàn toàn trái với mong muốn tốt đẹp ban đầu. Các HTXNN ở nước ta lúc đó tuy rất nhiều về số lượng, song hoạt động ngày càng yếu kém, kìm hãm sức sản xuất trong nông nghiệp và theo đó là cả nền kinh tế; tình trạng tham ô, mất dân chủ trong HTXNN ngày càng trầm trọng; lòng tin của nông dân vào Đảng và Nhà nước ngày càng sa sút, hậu quả đó còn để lại đến ngày nay. Ngược lại, những năm đầu sau khi tiến hành đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp (từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988), chúng ta buông lỏng lãnh đạo, chậm nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hợp tác của nông dân. Điều đó thể hiện ở chỗ bộ máy quản lý nhà nước của các cấp về HTXNN hầu như không còn; đường lối, chủ trương của Đảng về HTXNN chậm được cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách; việc chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với HTXNN không sâu sát, không kịp thời tổng kết thực tiễn phát triển HTXNN…, đã dẫn đến tình trạng phát triển tự phát trong nông nghiệp sau khi HTXNN kiểu cũ tan vỡ. ở nhiều địa phương, HTXNN không thể đảm nhiệm một cách hiệu quả tất cả các khâu của chu trình sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân đã tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập các HTXNN kiểu mới để khắc phục tình trạng đó. Tuy nhiên, quá trình phát triển các HTXNN kiểu mới đó diễn ra một cách tự phát, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nên hoạt động rất khó khăn.

quá trình phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Trình độ phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở mỗi địa phương là tiền đề và cơ sở để phát triển các HTXNN với các hình thức tương ứng. Do vậy, các HTXNN ở Thái Bình phải được xây dựng trên tinh thần chủ động, thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất, nắm bắt được nhu cầu hợp tác kinh tế của các hộ nông dân, đi từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức, nhiều cấp độ: có hợp tác một khâu, có hợp tác nhiều khâu; có hợp tác vừa góp sức vừa góp vốn, hoặc chỉ góp vốn; có hợp tác sản xuất tập trung, hoặc hợp tác chỉ làm dịch vụ cho sản xuất của xã viên; có HTX với sự tham gia của cả thể nhân và pháp nhân; có hợp tác trên phạm vi địa bàn hẹp hoặc không giới hạn địa bàn hoạt động; hợp tác với các quy mô to nhỏ khác nhau tùy điều kiện ở từng địa bàn cụ thể và giai đoạn phát triển cụ thể. Mặt khác, việc lựa chọn con đường HTXNN hay loại hình doanh nghiệp khác trong nông nghiệp (chẳng hạn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…) của hộ nông dân là thuộc về quyền tự quyết của họ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 69 - 71)