Giải pháp thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, làm cơ sở cho phát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 75 - 77)

hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, làm cơ sở cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Sự hình thành và phát triển các HTXNN kiểu mới có mối quan hệ biện chứng với tiến trình nâng cao trình độ phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp, nhu cầu hợp tác của nông hộ đã có, nhưng rất nhỏ và hết sức đơn giản (đó là các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn - cổ truyền). Nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa với khối lượng nông phẩm ngày càng lớn đã đặt trước từng chủ thể sản xuất nông nghiệp những khó khăn, thách thức vượt quá khả năng của từng nông hộ, trang trại; dẫn đến hình thành và phát triển các HTXNN kiểu mới. Đến lượt mình, sự phát triển có hiệu quả của các HTXNN kiểu mới sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển. Do vậy, muốn phát triển HTXNN kiểu mới thì phải phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ thể sản xuất chủ yếu là các nông hộ và trang trại. Đồng thời, phải đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để thu hút một phần lao động trong nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện cho việc cơ khí hóa sản xuất và ứng dụng KHCN; giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện giải pháp này, phải làm tốt các công việc sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo thế mạnh của tỉnh và của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh.

tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn, được vay lượng vốn lớn hơn và dài thời gian hơn theo chu kỳ sản xuất - kinh doanh của cây, con cụ thể; điều chỉnh các loại thuế và thuế suất theo hướng tạo điều kiện để hộ nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất.

- Đổi mới chính sách đất đai nhằm tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hướng đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân; nâng mức hạn điền để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất; đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún về đất đai, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí canh tác…; khắc phục tình trạng các hộ nông dân, các tổ chức kinh tế đã chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp nhưng vẫn giữ đất đang xảy ra ở nhiều xã, trong khi nhiều hộ nông dân có điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất lại bị thiếu đất.

- Đổi mới chính sách thị trường đối với nông nghiệp theo hướng bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp quan trọng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

- Đổi mới chính sách và các hoạt động KHCN liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng cường hoạt động khuyến nông, đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nông dân, trang trại, HTXNN, doanh nghiệp trong việc đầu tư ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp.

- Đổi mới chính sách đầu tư với nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn như đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chợ…; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế tạo máy nông cụ, thiết bị phục vụ chế biến nhỏ, các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, trước hết là các ngành nghề phục vụ nhu cầu dân sinh tại chỗ, các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản gắn với thị trường tiêu thụ nông sản…

Thực hiện tốt các công việc trên sẽ tạo tiền đề tích cực để hình thành và phát triển các HTXNN kiểu mới trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay docx (Trang 75 - 77)