C. TIẾN TRÌNH BÀ I:
Tiết 57 CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm được quy tắc bỏ dấu ngoặc rồi từ đó cộng, trừ đa thức. - Rèn luyện cách thu gọn đa thức.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên : SGK.
* Học sinh : SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Kiểm tra bài cũ :
+ HS1 : Nêu khái niệm của đa thức ? Cho ví dụ . Tìm bậc của đa thức đó. Giải BT 26. + HS2 : Nêu khái niệm đa thức thu gọn. Giải BT27.
2- Bài mới :
* Đặt vấn đề : Ta đã biết đa thức là gì, bậc của đa thức là gì ? đa thức thu gọn là gì ? cách thu gọn đa thức. Vậy cộng, trừ đa thức thì sao ? Bài học hôm nay sẽ rõ ---> bài mới.
Hoạt động thầy Hoạt động trò + Ghi bảng
- Muốn cộng hai đa thức ta làm như sau :
Giáo viên cho ví dụ M + Q = ?
- Dùng quy tắc bỏ ngoặc. - Thu gọn đa thức
Vậy đa thức nào là tổng của 2 đa thức M và Q
Muốn trừ hai đa thức ta làm tương tự như trên.
Giáo viên cho ví dụ Học sinh giải.
Vậy đa thức nào là hiệu của hai đa thức P và N ? 1. Cộng hai đa thức : Cho M = x2y + x3 = xy2 + 3; Q = x3 + xy2 - xy - 6 M+ Q = ( x2y + x3 = xy2 + 3 ) + ( x3 + xy2 - xy - 6 ) = x2y + x3 = xy2 + 3 + x3 + xy2 - xy - 6 = x2y + (x3 + x3 ) + ( -xy2 + xy2 ) -xy + (3 - 6) = x2y + 2x3 - xy - 3
Ta nói x2y + 2x3 - xy - 3 là tổng của hai đa thức M và Q. Học nhóm : Mỗi nhóm cho hai đa thức rồi cộng hai đa thức đó.