Kiến nghị về việc sử dụng hợp đồng điều đình trong thực tiễn thương mại.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 56 - 60)

nhiệm pháp lý nếu vi phạm hợp đồng điều đình, trong đó không áp dụng hai hình thức trách nhiệm pháp lý là đình chỉ thực hiện hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng.

3.2. Kiến nghị tư pháp

Xuất phát từ những kiến nghị lập pháp, ta có thể nhận thấy những hệ quả kéo theo cần quy định đối với tư pháp về vấn đề này như sau :

- Toà án là cơ quan có thẩm quyền đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điều đình, có trách nhiệm đảm bảo hiệu lực của hợp đồng điều đình để đảm bảo việc thi hành nó trên thực tế.

- Cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành nếu các bên không thi hành nghiêm túc những thoả thuận đã đạt được trong hợp đồng điều đình.

- Cần có một thiết chế riêng cho việc hoà giải (ngoài thủ tục tố tụng) như tổ chức hoà giải, có thể là tư nhân, nhưng phải được sự hợp thức hoá tính pháp lý của hợp đồng.

- Trong hoạt động xét xử, Toà án hướng dẫn việc sử dụng hợp đồng điều đình cho các bên.

3.3. Kiến nghị về việc sử dụng hợp đồng điều đình trong thực tiễn thương mại. mại.

Trong thực tiễn hoạt động thương mại, khi xảy ra tranh chấp các bên thường tự giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, kết quả của việc thương lượng, hoà giải được các bên cùng xác nhận và cùng thống nhất thực hiện một cách thiện chí, trung thực, hợp tác lẫn nhau. Nhưng đôi khi, bên có nghĩa vụ thực hiện theo như những gì đã thoả thuận trong hợp đồng lại cố tình

không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ như đã cam kết, bởi hợp đồng này chưa được quy định trong luật, nó chưa có tính pháp lý, nên nếu vi phạm thì cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào. Nên em xin đưa ra một số kiến nghị về việc sử dụng hợp đồng điều đình trong lĩnh vực thương mại nhằm đảm bảo cho quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, từ đó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của thương nhân được ổn định :

- Khi giao kết hợp đồng điều đình, các bên nên sử dụng hình thức là bằng văn bản, đó là cách tốt nhất để chứng minh rằng giữa các bên đã có hợp đồng điều đình.

- Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng điều đình trên thực tế, các bên nên đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính pháp lý cho hợp đồng – có thể đến Toà án, hoặc Trọng tài.

KẾT LUẬN

Như đã phân tích rất kỹ ở trên về hợp đồng điều đình, ngoài những ưu điểm nổi bật thì bên cạnh đó là những nhược điểm đi cùng, nhưng từ cuộc sống thực tế hàng ngày chúng ta thấy hợp đồng điều đình là một hợp đồng rất phổ biến và được các bên ưa chuộng. Từ xa xưa, trong đời sống hàng ngày khi có mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh thì các bên đã lựa chọn việc giải quyết bằng dàn xếp để cùng đi đến thống nhất những quan điểm, để đạt được thoả thuận nhằm tháo gỡ những bất đồng. Thế nhưng pháp luật của Việt Nam lại chưa có một quy định nào về dạng hợp đồng này, chính xác hơn là hợp đồng điều đình, nên đây là một thiếu sót rất lớn của pháp luật nước ta về hợp đồng. Trong khuôn khổ chật hẹp của đề tài em chỉ đề cập đến việc sử dụng hợp đồng điều đình trong hoạt động kinh doanh, thương mại, trong khi đó, hợp đồng điều đình cần được hiểu rộng hơn là một hợp đồng dân sự, bởi hợp đồng này không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà được áp dụng rộng rãi trong đời sống dân sự – và thông qua việc đi sâu vào tìm hiểu hợp đồng điều đình trong giải quyết tranh chấp kinh doanh và thương mại, em xin đưa ra một số kiến nghị không chỉ gói gọn trong lĩnh vực chuyên ngành này mà là một lĩnh vực rộng hơn - luật dân sự.

Ở một số nước trên thế giới hợp đồng điều đình được quy định cụ thể trong luật như Anh, Nhật...Vì thế mà tạo được những đảm bảo pháp lý để các bên tự giải quyết tranh chấp, nhờ đó mà tránh được những rắc rối và phức tạp cho các bên cũng như Toà án khi các bên khởi kiện để giải quyết tranh chấp tại Toà. Bởi vậy, qua đề tài này, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về hợp đồng ở nước ta, đó là một dạng hợp đồng mới - rất phổ biến và thông dụng, nó được lựa chọn một cách thường xuyên để

giải quyết xung đột mà đảm bảo được những mục đích mà các bên mong muốn khi tham gia giải quyết tranh chấp – nhưng lại không được quy định trong luật.

Vì đây là một dạng hợp đồng hoàn toàn mới mẻ đối với pháp luật về hợp đồng của Việt Nam, với vốn kiến thức có hạn của mình nên em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy kính mong các thầy cô đưa ra những đóng góp cho đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS Ngô Huy Cương đã giúp em hoàn thành luận văn này, cùng lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học ở trường để sau này bước vào cuộc sống lập nghiệp, phục vụ cho xã hội.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 56 - 60)