Phạm vi và tính chung thẩm của Hợp đồng điều đình.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 28 - 29)

Đối tượng của hợp đồng điều đình là kết quả dàn xếp những tranh chấp phát sinh trên cơ sở một hợp đồng nào đó giữa các bên. Khi xảy ra tranh chấp, nếu các bên thống nhất chọn cách thức là cùng nhau ngồi lại bàn bạc, dàn xếp những xung đột thì các bên có thể thoả thuận dàn xếp về toàn bộ hoặc một phần những xung đột ấy. Nếu các bên đạt được kết quả thì kết quả của việc dàn xếp chỉ có hiệu lực với những gì mà các bên đã thoả thuận dàn xếp, và chỉ có hiệu lực với các bên dàn xếp mà thôi. Ở ví dụ về Long Đong và Lô Tô, việc Lô Tô đã xoá nợ cho Long thì thỏa thuận đó của Long và Lô Tô chỉ có hiệu lực với Long và Lô Tô, đồng thời chỉ có hiệu lực với việc chấm dứt trái quyền (là quyền đòi nợ của Lô Tô) mà thôi, còn Lô Tô vẫn có quyền xử lý đối với tài sản thế chấp là hai chiếc ôtô – vì đây là vật quyền. Nên trong hợp đồng dàn xếp các bên tranh chấp dàn xếp vấn đề gì thì chỉ có hiệu lực đối với vấn đề đó.

Khi các bên dàn xếp thì có thể thành hoặc không thành, nếu không thành các bên có thể dàn xếp tiếp đến khi đạt được kết quả hoặc có thể lựa chọn một phương án giải quyết vụ tranh chấp bằng cách khác. Nếu các bên đi đến được sự thống nhất và đạt được thoả thuận thì kết quả đó có hiệu lực, đòi hỏi các bên tự nguyện thực hiện một cách nghiêm túc. Và kết quả của dàn xếp mang tính chung thẩm, nghĩa là khi đạt được sự thống nhất trong dàn xếp thì kết quả đó sẽ được thi hành mà không còn bất cứ sự “phản đối” nào nữa, nó là “quyết định cuối cùng”. Điều này cũng có nghĩa rằng, khi hợp đồng dàn xếp giữa các bên không vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - và vì thế nó có giá trị pháp lý - thì nếu một bên khởi kiện ra Toà án thì Toà án cũng không xem xét giải quyết vụ tranh chấp mà chỉ ra quyết định là hợp đồng dàn xếp có hiệu lực và yêu cầu các bên thi hành nghiêm túc theo những gì đã thoả thuận, bởi vì bản chất của hợp đồng là “luật của các bên”, nên khi các bên đã đạt được sự thống nhất ý chí trong

phương án giải quyết thì có hiệu lực đối với cả 2 và đòi hỏi phải được thi hành đúng “luật” đó.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 28 - 29)