Khái niệm hợp đồng vô hiệu và các trường hợp hợp đồng vô hiệu.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 29 - 32)

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng được ký kết không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cho nên nó không có giá trị pháp lý để thực hiện trên thực tế. Hay nói cách khác hợp đồng vô hiệu là hợp đồng được ký kết vi phạm các quy định pháp luật nên những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các bên thoả thuận trong hợp đồng không được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu nó thuộc một trong các trường hợp sau :

Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xãhội : Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Biểu hiện cụ thể của vi phạm điều cấm pháp luật trong hợp đồng là các bên thoả thuận với nhau để thực hiện như : sản xuất, tiêu thụ hàng giả; mua bán, vận chuyển hàng cấm; cung cấp dịch vụ bị cấm theo quy định pháp luật, vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá bị cấm lưu thông…Nên không những mục đích và nội dung của hợp đồng điều đình không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội mà còn đòi hỏi cả mục đích và nội dung của hợp đồng các bên giao kết trước đó - dẫn đến phát sinh tranh chấp mà các bên dàn xếp - cũng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì thời hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu các giao dịch đó không bị hạn chế theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Nên thời

hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng điều đình vô hiệu trong trường hợp này cũng được áp dụng về thời hiệu như đối với các hợp đồng đã được quy định trong BLDS 2005.

Hợp đồng vô hiệu do giả tạo : khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, các bên ký kết hợp đồng mua bán nhà, nhưng bên bán đã thoả thuận với bên mua là hai bên sẽ ký kết hợp đồng tặng cho nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, trong trường hợp này kết quả dàn xếp không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp xác lập hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu.

Đối với hợp đồng điều đình vô hiệu do giả tạo thì đòi hỏi về thời hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu không bị hạn chế theo như quy định tại Bộ luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiên : Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Đòi hỏi về thời hiệu để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng dàn xếp vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ký kết là 2 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn : Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng mà xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng đó, nếu bên kia không

chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng thì được giải quyết giống như trường hợp hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối.

Đối với hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn thì thời hiệu để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng là 2 năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ : Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe doạ thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó. Còn đe doạ trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người có liên quan như cha, mẹ, vợ, chồng, con…

Thời hiệu để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng điều đình vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ cũng là 2 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập – như quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 về giao dịch vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ.

Hợp đồng do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình : Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Chẳng hạn, Ma Men ưống rượu say, lợi dụng lúc Ma Men đang say thì Tỉ Tê đã đề nghị được thương lượng về vấn đề tranh chấp trước đó chưa được giải quyết, và hợp đồng dàn xếp đã được ký kết nhanh chóng với những nội dung do Tỉ Tê sắp đặt trước. Trong trường hợp này

khi Ma Men tỉnh táo và biết rằng mình đã ký kết hợp đồng đó thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mà mình đã giao kết là vô hiệu, do lúc xác lập hợp đồng điều đình anh ta trong tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Trong trường hợp này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng điều đình vô hiệu cũng là 2 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được : Trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu. Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 29 - 32)