Kiến nghị lập pháp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 55 - 56)

Các nhà lập pháp cần nhìn nhận rõ được thực tiễn khách quan để thấy được tầm quan trọng về vai trò, ý nghĩa của việc ghi nhận tính pháp lý của “hợp đồng điều đình”, vì thế mà các nhà lập pháp cần :

- Quy định trong Bộ luật Dân sự về hợp đồng điều đình, cụ thể là quy định tại chương “những hợp đồng thông dụng”.

- Quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự về trình tự và thủ tục để “hợp đồng điều đình” có giá trị pháp lý nhằm đảm bảo việc thi hành trên thực tế. Trong đó cần quy định về thẩm quyền của Toà án về vấn đề này, về việc cưỡng chế thi hành nếu các bên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ như trong hợp đồng điều đình, và khi đó cần quy định về cơ quan cưỡng chế thi hành.

- Quy định trong Luật Trọng tài thương mại (khi ban hành Luật trọng tài thương mại) về thẩm quyền của Trọng tài trong việc xác nhận tính pháp lý của hợp đồng điều đình đối với các “hợp đồng điều đình” là kết quả dàn xếp các tranh chấp thương mại quốc tế, như vậy đồng thời phải quy định trình tự, thủ tục để thực hiện việc đó.

- Quy định trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật trọng tài thương mại về vấn đề lợi dụng việc giao kết hợp đồng điều đình để kéo dài vụ tranh

chấp nhằm hết thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án hay Trọng tài, vì thế cần quy định lại về cách tính thời hiệu khởi kiện.

- Quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật thương mại về các hình thức trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm hợp đồng điều đình, trong đó không áp dụng hai hình thức trách nhiệm pháp lý là đình chỉ thực hiện hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 55 - 56)