Cách thức thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 37 - 38)

Đối với các dạng hợp đồng đã được quy định trong luật thì đòi hỏi các bên phải tự nguyện thực hiện một cách nghiêm túc những gì đã đạt được theo đúng thoả thuận như trong hợp đồng, nếu không sẽ chịu trách nhiệm pháp lý. Nhưng vì pháp luật ở nước ta chưa có quy định về dạng hợp đồng này - hợp đồng điều đình, nên việc đảm bảo cho việc thi hành hợp đồng này trên thực tế là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuân thủ theo “luật của các bên” mà thôi. Vì thế, để việc thực hiện hợp đồng này được thi hành trên thực tế, thì pháp luật về hợp đồng của nước ta cần quy định về trình tự thủ tục pháp lý cho các bên thực hiện, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Vì thế, cần quy định việc thi hành hợp đồng này cụ thể như sau :

- Cần có một cơ quan đảm nhiệm việc xác nhận tính pháp lý cho hợp đồng.

- Các bên có thể tự thoả thuận về việc thực hiện, nếu không thì có thể lập thành văn bản “kết quả dàn xếp” giải quyết tranh chấp, rồi gửi lên cơ quan có thẩm quyền như đã nói ở trên, nhằm xác nhận tính pháp lý cho hợp đồng và đảm bảo cho việc thực hiện trên thực tế. Ở Nhật Bản, việc giải quyết tranh chấp thông qua “hoà giải tư” có hiệu lực như một hợp đồng theo Điều 696 của Bộ Luật Dân

sự. Để kết quả “hoà giải tư” này có hiệu lực như một bản án, nó phải được gửi đến Toà Giản lược để ghi vào Biên bản của Toà án và bằng cách đó, “thoả thuận hoà giải” sẽ có hiệu lực thi hành. Để làm cho những quyết định hoà giải này có hiệu lực quốc tế, nhiều khi nó được chuyển tải thành quyết định trọng tài tuỳ thuộc vào điều khoản giải quyết tranh chấp.

Giải thích hợp đồng : trong quá trình thưc hiện hợp đồng, có những nội dung hợp đồng được các bên chủ thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Việc giải thích hợp đồng (giải thích giao dịch dân sự) phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật nhằm bảo đảm hợp đồng là ý chí chung, thể hiện lợi ịch của tất cả các bên và được thực hiện theo thứ tự sau :

- Theo ý muốn của các bên khi xác lập hợp đồng; - Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch; - Theo tập quán nơi hợp đồng được xác lập.

Điều 409 Bộ luật Dân sự 2005 quy định những nguyên tắc cụ thể cho việc giải thích hợp đồng. Nguyên tắc của việc giải thích hợp đồng được quy định riêng cho từng hợp đồng : Hợp đồng có điều khoản không rõ ràng; khi một điều khoản của hợp đồng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; hợp đồng có ngôn từ khó hiểu; hợp đồng thiếu một số điều khoản; ngôn từ sử dụng trong hợp đồng mâu thuẫn với ý chí chung và khi bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w