Sử dụng hợp đồng điều đình tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 49 - 52)

Trước đây, thuật ngữ “điều đình” đã được sử dụng trong các văn bản pháp lý, và “điều đình” cũng đã được quy định là một cách giải quyết không chỉ trong lĩnh vực hành chính, dân sự mà còn cả trong lĩnh vực hình sự, và cũng có những quy định cho cơ chế giải quyết bằng điều đình – trong đó có nói đến cách thức, chủ thể và kết quả của điều đình (tức là hợp đồng điều đình), như : Sắc lệnh - quy định việc truy tố những phạm pháp gây thiệt hại cho việc bảo vệ công tác thuỷ nông (số 55/SL ngày 14 tháng 4 năm 1950) - tại Điều 1; Sắc lệnh - về việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến (số 68/SL ngày 30 tháng 11 năm 1945) - tại Điều VIII; Sắc lệnh - cải cách bộ máy Tư pháp và Luật Tố tụng (số 85/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950) - tại Điều 9, Chương III; Sắc lệnh - Về việc ấn định thể thức xuất cảng và nhập nội các tư bản (số 61/SL ngày 5 tháng 7 năm 1947) - tại Điều 3; Sắc lệnh - về việc cho phép ông Đỗ Long Giang khai khẩn mỏ than đá giáp khẩu (số 91/SL ngày 30 tháng 01 năm 1946) - tại mục VII, phần phụ bản kèm theo sắc lệnh.

Hiện nay trong khoa học pháp lý chúng ta không dùng thuật ngữ “điều đình” mà thay vào đó là “thương lượng, hoà giải” (gọi chung là “dàn xếp”). Và pháp luật Việt Nam chỉ dừng lại ở việc ghi nhận “thương lượng, hoà giải” là phương thức giải quyết tranh chấp mà không có một quy định cụ thể nào liên quan đến “kết quả giải quyết” của phương thức giải quyết tranh chấp này - tức là “hợp đồng điều đình”. Duy chỉ có Bộ luật tố tụng dân sự, hay Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 có đề cập đến việc “hoà giải” trong thủ tục tố tụng – hoà giải không phải là một giai đoạn của tố tụng mà có thể hoà giải bất cứ lúc nào nếu xét thấy có khả năng hoà giải được trong thủ tục tố tụng - kết quả của hoà giải có giá trị pháp lý khi Toà án ra quết định công nhận sự thoả thuận đó. Nhưng thực tế sinh động đã cho thấy không phải đến lúc ra Toà hay tại Hội đồng trọng tài rồi

người ta mới hoà giải được, mà các bên thường tự dàn xếp vụ tranh chấp với nhau mà không cần có sự can thiệp của “công cụ pháp ly” nào.

Những năm trở về trước, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trên thực tế, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại VN chưa được coi trọng. Tại hội thảo giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại (năm 2007), ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đã nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không mấy mặn mà với trọng tài thương mại. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp trong nước còn không biết đến sự có mặt của trung tâm trọng tài.

Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ.

Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773 vụ. Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao. Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án.

Hiện nay, ở Việt Nam, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng phương thức thương lượng, hoà giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng hợp đồng điều đình trong giải quyết tranh chấp thương mại - cả

trong lĩnh vực dân sự - tại nước ta khá phổ biến, bởi vì những ưu điểm nổi trội mà các phương thức giải quyết tranh chấp khác không có được.

Đối với các tranh chấp thương mại quốc tế, khi xảy ra tranh chấp thương mại, có tới 82,5% DN cho biết “thương lượng, hoà giải” với đối tác là phương thức đầu tiên được lựa chọn và từ đó kết quả của việc thương lượng, hoà giải được các bên tôn trọng thực hiện. Còn trong các cuộc trao đổi trực tiếp, tất cả các DN được phỏng vấn đều cho biết : thương lượng, hoà giải là biện pháp được áp dụng đầu tiên khi phát sinh tranh chấp cần giải quyết -Theo Nguyên Nhung, Báo Người đại biểu Online.

Có thể ví dụ điển hình như trong vụ tranh chấp về “nhãn hiệu” giữa hai công ty : công ty dây và cáp điện Việt Nam Cadivi với công ty dây và cáp điện Thượng đình. Hai bên đã gặp gỡ để cùng dàn xếp giải quyết tranh chấp - nhiều lần khách hàng gọi điện đến công ty Cadivi để hỏi về sản phẩm Cadi-sun (của công ty Thượng đình), và công ty Cadivi đã trả lời rằng sản phẩm Cadi-sun không liên quan gì đến Cadivi, nên tránh mua phải hàng giả, hàng nhái thì khách hàng hãy để ý đến logo trên bao bì sản phẩm, vì thế nhiều khách hàng đã gọi điện đến công ty Thượng đình và nói rằng sản phẩm cadi-sun là hàng giả, hàng nhái của Cadivi. Cuối cùng vụ tranh chấp trên đã được giải quyết bằng con đường dàn xếp (cụ thể là Hiệp hội năng lượng Việt Nam đã chủ động đứng ra tổ chức nhiều buổi gặp gỡ cho 2 doanh nghiệp thương lưưọng, hoà giải) – các bên quyết định chấm dứt tranh chấp mà không truy cứu những thiệt hại trước đó.

Như đã biết thì việc dàn xếp tranh chấp là việc giải quyết mang tính “nội bộ” giữa các bên tranh chấp, vì thế kéo theo việc sử dụng hợp đồng điều đình là tất yếu, nên việc thống kê số liệu về các vụ tranh chấp được giải quyết bằng phương thức này gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đây là một cách giải quyết mà các thương nhân rất ưa chuộng vì những ưu điểm nổi bật của phương thức này như đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w