- Sử dụng tranh SGK - 2 cái đĩa, 3 quả táo. - Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5
- Viết, làm bảng con bài 3+1= 3+2=
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Trực tiếp
b. Giới thiệu phép cộng1 số với 0
Bước 1: Giới thiệu các phép cộng: 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3 - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK
- GV giúp HS nêu bài toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có bao nhiêu con chim?
- Yêu cầu HS trung bình và yếu nêu lại bài toán.
- GV hướng dẫn HS khá giỏi nêu cách tìm và trả lời. GV ghi bảng: 3+0 =3. - Yêu cầu HS đọc “Ba cộng ba bằng ba” Một số HS nhắc lại
Bước 2: Giới thiệu phép cộng: 0+3 =3
- GV đưa cái đĩa thứ nhất không có quả táo nào, đĩa thứ hai có 3 quả táo. - Yêu cầu HS quan sát nêu bài toán( HS khá nêu trước, hs yếu nêu sau). - GV hướng dẫn hs phân tích bài toán và tìm phép tính: 0+3 =3 GV ghi bảng - Yêu cầu hs đọc “không cộng ba bằng ba”
Bước 3: Yêu cầu HS lấy 4 que tính cầm tay trái, tay phải không cầm que nào. – HS nêu bài toán rồi từ đó rút ra phép cộng:
4 + 0 = 4 0 + 4 = 4 0 + 4 = 4
- H: Em có nhận xét gì khi một số cộng với 0( hay o cộng với một số)?
- HS khá nêu: Một số cộng với không bằng chính số đó; 0 cộng với một số bằng chính số đó.
- Gọi nhiều hs nhắc lại.
3. Luyện tập:
Bài 1: Tính
- HS tự làm bài, GVquan sát giúp đỡ hs yếu.
- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. GV nhận xét đánh giá. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV nêu yêu cầu bài, hs tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu. -Gọi 3 hs lên bảng chữa bài. GV nhận xét.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu bài toán. - HS tự tìm phép tính và ghi vào vở bài tập. - Gọi hs đọc chữa bài. GV nhận xét.
Bài 4: Tổ chức thành trò chơi: Thi nối nhanh phép tính với số thích hợp - GV hướng dẫn cách chơi.
- HS chơi. GV, hs chọn nhóm thắng cuộc.
* Củng cố dặn dò:
- GV nêu 2 + 0, 5 + 0, 0 + 3, ....yêu cầu hs nêu nhanh kết quả. - Về chuẩn bị bài sau.
Học vần Vần ui - ưi
. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được ui - ưi, đồi núi, gửi thư.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư. Cả nhà vui quá.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đồi núi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK, vật thật: cái túi. - Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS đọc lại câu ứng dụng bài 34
- Cả lớp viết vào bảng con từ: trái ổi, bơi lội. - GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh và rút ra vần mới ui – ưi
- GV ghi bảng và đọc, hs đọc theo.
* Dạy học bài mới:
Vần ui
a. Nhận diện:
- H: Vần ui do mấy âm ghép lại - là những âm nào? HS ghép vần ui vào bảng cài.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b. Phát âm và đánh vần:
- Yêu cầu HS đánh vần vần + HS khá: u – i – ui / ui
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu. - Yêu cầu HS ghép tiếng núi và đánh vần
+ HS ghép
+ HS khá đánh vần: nờ - ui - nui - sắc – núi + HS đọc( cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý HS yếu. - GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa phát âm.
- Yêu cầu HS ghép từ khoá: đồi núi + HS ghép và đọc trơn từ.
GV nhận xét, chỉnh sửa
- Yêu cầu đọc lại: nờ - ui - nui - sắc - núi
+ HS đọc 5 - 8 em. Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần
c. Viết
- GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết trên không trung - HS viết vào bảng con. GV lưu ý HS viết nét nối từ n sang ui.
- GV nhận xét chỉnh sửa cho HS. Vần ưi (Quy trình tương tự vần ui) Lưu ý: - Nhận diện: ưi gồm ư - i So sánh ui- ưi.
+ HS nêu: Giống: âm i
Khác: u (ở vần ui) - ư (ở vần ưi) - Đánh vần
Yêu cầu ghép và đọc tiếng, từ: ưi - gửi - gửi thư + gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.(GV chỉnh sửa lỗi phát âm) - Viết: GV hướng dẫn cách viết, vị trí dấu thanh.
- HS đọc lại cả 2 vần:
ui – núi - đồi núi ưi - gửi - gửi thư.
d. Đọc từ:
- GV ghi các từ:
cái túi gửi quà vui vẻ ngửi mùi
- Yêu cầu HS nhẩm đọc - thảo luận cách đọc và đọc trơn. - GV gọi 3 HS khá đọc.
- HS đọc cá nhân 10 - 15 em, kết hợp tìm tiếng mới trong từ
- GV đọc mẫu lại kết hợp giải nghĩa từ gửi quà (bằng lời), cái túi (bằng vật thật) - HS đọc lại, GV nhận xét chỉnh sửa.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại toàn bài.
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Luyện đọc lại tiết 1 (cá nhân, nhóm, lớp) + HS đọc trong SGK, trên bảng lớp. GV chỉnh sửa và lưu ý giúp HS yếu. Đọc câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét và rút ra câu ứng dụng +2HS khá, giỏi đọc câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu lại. Gọi một số HS đọc cá nhân (lưu ý HS yếu) - Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần ui, ưi vừa học có trong câu? + HS tìm và nêu: gửi, vui.
- Phân tích tiếng gửi, vui. HS khá giỏi phân tích, HS yếu nêu theo. - HS đọc lại cá nhân 8-10 em. Cả lớp đọc lại.
b. Luyện viết:
- Yêu cầu HS lấy vở tập viết và viết bài. - GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. - Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện nói:
- GV yêu cầu HS đọc tên chủ đề luyện nói: đồi núi - Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi.
+ HS thảo luận GV giúp đỡ các nhóm thảo luận đúng chủ đề. + Đại diện các nhóm lên trình bày.
3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Tìm tiếng, từ ngoài bài chứa vần ui - ưi. - Chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc
Học hát bài: LÝ CÂY XANH
(Dân ca Nam Bộ)
TUẦN 9
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007
Học vần Vần: uôi - ươi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được uôi - ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ..
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK, vật thật:nải chuối, múi bưởi
- Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: