III- Hoạt động dạy và học: 1 Bài cũ:
1. Bài mới: Gv nêu nội dung của chương
2. .Phát triển bài
Gv yêu cầu hs quan sát tranh ảnh mô tả 1 số vật dụng làm bằng hợp chất hữu cơ.
Hợp chất hữu cơ có ở đâủ
Gv làm thí nghiệm như SGK:
-Yêu cầu hs quan sát nước vôi trong trước và sau khi tiến hành thí nghiệm. Có thể làm thí nghiệm tương tự đốt nến hoặc đèn cồn.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố em
hãy suy ra thành phần hợp chất hữu cơ. -Gv nêu một vài ví dụ về công thức của hợp chất hữu cơ.
CH4, C2H6O, C2H4, C2H6, CH3Cl…
Em có thể chia hợp chất hữu cơ trên thành mấy nhóm?
Hãy phân loại hợp chất hữu cơ?
Gv liên hệ các hợp chất hưũ cơ hidro cacbon trong thực tế: Ga, nến…Dẫn xuất hiđro cacbon như: đường, giấy, tiền Polime….
1/Hợp chất hữu cơ có ở đâủ
Hs nhận xét và rút ra kết luận:
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta
2/Hợp chất hữ cơ là gì?
HS quan sát và nêu hiện tượng, nhận xét:
-Khi hợp chất hữ cơ cháy tạo ra khí CO2 làm
đục nước vôi trong
Hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố C
Kết luận:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của các bon ( trừ CO, CO2, muối ccabonat kim loại)
3/Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nàỏ
-Hs tự phân loại trên cơ sở phân loại nêu khái niệm như SGK
Hợp chất hữu cơ được chia làm hai loại *Hiđro cacbon: chỉ chứa hiđro và cacbon: CH4, C2H4, C2H6, …
*Dẫn xuất hiđro cacbon: ngoài cabon và hiđro còn chứa các nguyên tố khác( O, Cl, N,
Br, Ị.) C2H6O, CH3Cl…
Hoạt động 2: II- Khái niệm về hoá học hữu cơ:
Gv thuyết trình:
-Có phải mọi hợp chất của cacbon đều là hợp chất hữu cơ không?
-Trong hoá học có nhiều ngành khác nhau: hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ. Mỗi chuyên ngành có một đối tượng nghiên cứu khác
nhau định nghĩa ngành hoá học hữu cơ.
Gv yuê cầu hs lấy ví dụ 1 ngành sản xuất hoá học thuộc về hoá học hữu cơ.
vai trò của hoá học hữu cơ.
Hs lắng nghe
Kết luận:
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
VD: Sản xuất ống nhựa, bàn ghế nhựa, may mặc
3/Củng cố:
- Gv nhắc lại nội dung bài học.