- kiểm tra bài cũ:
Từ trái nghĩa
I - mục tiêu
1. Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
2. Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt từ trái nghĩa.
II- Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5, tập một
- Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang phô tô từ điển (nếu có) - Bảng lớp viết nội dung BT 1, 2, 3 - phần luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút ) - kiểm tra bài cũ
HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý, một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu - BT 3, tiết học trớc (Luyện tập về từ đồng nghĩa)
-Giới thiệu bài
Trong các tiết TLVC trớc, các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa và tác dụng của từ đồng nghĩa. Tiết học này giúp các em sẽ biết về từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
Hoạt động 2. Phần nhận xét ( 15 phút ) Bài tập 1
- HSđọc yêu cầu BT
-HS thảo luận cặp đôI (. HS có thể dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa.)
-Đại diện 2 nhóm trình bày kq thảo luận -GVchốt KQ đúng : - Lời giải: Từ Phi nghĩa Chính nghĩa Nghĩa của từ
Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không đợc những ngời có lơng tri ủng hộ.
Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngợc nhau. Đó là những từ trái nghĩa. Bài tập 2 -HS đọc YC BT -HS làm cá nhân (. HS có thể sử dụng từ điển) -2HS trình bày Kq làm cá nhân- HS khác nhận xét. -GV chốt ý đúng :
+ Lời giải: sống/chết; vinh/nhục (vinh: đợc kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ)
-GV chốt KN về từ trái nghĩa .
Bài tập 3
-HS đọc YC BT.
-HS thảo luận nhóm đôi .
-2 nhóm trình bày Kq thảo luận - nhóm khác nhận xét -GV chốt về cách dùng từ trái nghĩa :
- Lời giải: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tơng phản, làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của ngời Việt Nam - thà chết mà đợc tiếng thơm tho còn hơn sống mà bị ngời đời khinh bỉ.
-Vậy em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ ( 3 phút )
HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4. Phần luyện tập ( 16 phút )
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của BT, những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ. - GV mời 4 HS lên bảng - mỗi em gạch chân cặp tự trái nghĩa trong một thành ngữ, tục ngữ.
- Lời giải: đục/trong; đen/sáng; rách/lành; dở/hay
Bài tập 2
- Cách tổ chức tơng tự BT1.
- Lời giải: hẹp/rộng; xấu/đẹp; trên/dới
- GV chốt KT BT1,2 : Vì sao em biết các từ trên là từ trái nghĩa ?
Bài tập 3
-HS đọc YC BT.
-Tổ chức cho các nhóm trao đổi, rồi thi tiếp sức - Lời giải:
+ Hoà bình/chiến tranh, xung đột
+ Thơng yêu/căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch, thù nghịch…
+ Đoàn kết/chia rẽ, bè phái, xung khắc…
+ Giữ gìn/phá hoại, phá phách, tàn phá, huỷ hoại…
Bài tập 4
-- HS đọc YC BT.
HS làm cá nhân.(. HS có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ, cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ.)
-2 HS trình bày trên bảng
- HS khác nhận xét- GV chốt ý đúng: - Lời giải, VD:
+ Hai câu, mỗi câu chứa một từ trái nghĩa:
Những ngời tốt trên thế giới yêu hoà bình. Những kẻ ác thích chiến tranh
Ông em thơng yêu tất cả các cháu. ông chẳng ghét bỏ đứa nào + Một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa:
Chúng em ai cũng yêu hoà bình, ghét chiến tranh
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Phải biết giữ gìn, không đợc phá hoại môi trờng - GV lu ý cách dùng cặp từ trái nghĩa .
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài: ghi nhớ các từ trái nghĩa vừa học; tập vận dụng từ trái nghĩa trong nói, viết.
Ngày dạy ………/………/……….
Kể chuyện
I - mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh, kể lại đợc câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
2. Hiểu đợc ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những ngời Mĩ có l- ơng tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lợc Việt Nam.
II- Đồ dùng dạy - học
- Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK.
- Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mĩ (16-3-1968); tên những ngời Mĩ trong câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 ( 5 phút ) - kiểm tra bài cũ
HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hơng, đất nớc của một ngời mà các em biết.
-. Giới thiệu truyện phim
- GV: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai là bộ phim do đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim Châu á, Thái Bình Dơng năm 1999 ở Băng Cốc.
Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mĩ ở thôn Mĩ Lai, nay thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968 và hành động dũng cảm của những ngời Mĩ có lơng tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo vụ giết chóc man rợ của quân đội Mĩ ra trớc công luận.
- GV hớng dẫn HS quan sát các tấm ảnh. 1 HS đọc trớc lớp phần lời ghi dới mỗi tấm ảnh.
Hoạt động 2. Giáo viên kể chuyện (2 - 3 lần) ( 8 phút )
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mĩ:
16-3-1968
Mai-cơ - cựu chiến binh Mĩ Tôm-xơn - chỉ huy đội bay Côn-bơn - xạ thủ súng máy
An-đrê-ốt-ta - cơ trởng (ngời lái chính trên máy bay) Hơ-bớt - anh lính da đen.
Rô-nan - Một ngời lính bền bỉ su tầm tài liệu về vụ thảm sát.
- GV kể lần 2 hoặc lần 3 (với những lớp không xem phim), kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ phim trong SGK, HS vừa nghe vừa kể vừa nhìn các hình ảnh minh hoạ. VD:
Đoạn 1: giọng chậm rãi, trầm lắng. Kể xong giới thiệu ảnh 1; Đây là cựu chiến binh Mĩ Mai-cơ. Ông trở lại Việt Nam với mong ớc đánh một bản quyền cầu nguyện cho linh hồn những ngời Mĩ đã khuất ở Mĩ Lai.
Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của lính Mĩ. Kể xong giới thiệu ảnh 2: Năm 1968, quân đội Mĩ đã huỷ diệt Mĩ Lai. Đây là tấm ảnh t liệu ghi lại một cảnh có thực - cảnh một tên lính Mĩ đang châm lửa đốt nhà. Tấm ảnh này do nhà báo Mĩ tên là Rô-nan chụp đợc trong vụ thảm sát Mĩ Lai. Còn nhiều tấm
ảnh khác nữa là bằng chứng về tội ác của lính Mĩ trong vụ thảm sát. Ví dụ: ảnh xác bao ngời dân (có cả phụ nữ và trẻ em) năm trong vũng máu; lính Mĩ dí súng vào mang tai của một phụ nữ đứng tuổi.
Đoạn 3: Giọng hồi hộp, sau đó giới thiệu ảnh 3, đây là tấm ảnh t liệu chụp hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mĩ Lai, tiếp cứu 10 ngời dân vô tội.
Đoạn 4: Giới thiệu các ảnh t liệu 4 và 5
ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác.
ảnh 5: Nhà báo Rô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mĩ Lai trớc công luận, buộc toà án của nớc Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử. Đây là minh hoạ của một tờ tạp chí Mĩ đăng tin phiên toà xử vụ Mĩ Lai ở nớc Mĩ.
Đoạn 5: Giới thiệu ảnh 6, 7: Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. Hai ngời xúc động gặp lại những ngời dẫn đã đợc họ cứu sống. (GV giải thích: An-đrê-ốt-ta vắng mặt trong cuộc gặp gỡ vì anh đã chết trận sau vụ Mĩ Lai 3 tuần)
Hoạt động 3. Hớng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
( 25 phút )