- Nguyên nhân khách quan:
+ Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, số lượng ngân hàng thương mại càng nhiều, các dự án tăng lên không đáng kể, nhưng tốc độ các ngân hàng tăng lên rất nhanh vì vậy sự cạnh tranh để các doanh nghiệp lựa chọn
ngân hàng để mình vay vốn là rất lớn.
+ Nhiều chính sách thay đổi, nhưng không tránh khỏi tình trạng chồng chéo, không rõ ràng. Bởi luật này thì quy địnhđiều này nhưng luật khác lại ngăn cấmđiều đó. Lĩnh vực bất động sản liên quan đến rất nhiều luật như luật đất đai, luật đầu tư,
thuế, luật xây dựng, luật nhà ở, …
+ Trình độ và năng lực của các chủ đầu tư trong việc lập và quản lý dự án
đầu tư vẫn còn nhiều yếu kém. Các chủđầu chỉ biếtđược các thông tin về dự án do cấp dướiđưa lên, nên không thể nắm bắtđược tình hình của dự án nên chính sách, phương án đưa ra về vốn và lậpđôi khi không chính xác
+Những biếnđộng thất thường của thị trường: dự án vay vốnđặc biệt dự án vay vốn bất động sản thường có thời gian xây dựng dài, nên những biến động của
thị trường ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ: nguyên vật liệu đầu vào như cát, sỏi, xi măng,… ở thời điểm vay vốn có giá khác, chỉ sau một tháng do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố mà giá cả có thể tăng đột biến gây ảnh hưởngđối với việc xây dựng dự
án.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Số lượng cán bộ thẩmđịnh tương đối ít:
Trong một hội sở chỉ tầm khoảng 20 cán bộ thẩm định, nên có nhiều dự án thẩm định vượt quá thời gian thẩm định, hoặc để thời gian kịp thời cán bộ thẩm định một cách sơ sài dẫnđến có nhiều trường hợp rủi ro xảy ra ảnh hưởngđến công tác thẩmđịnh dự án
+ Trong ngân hàng chủ yếu là cán bộ kinh tế nên ít hiểu biết về phần kĩ thuật. Có nhiều dự án có cả phần nghiên cứu kĩ thuật. Nhưng do cán bộ thẩm định không hiểu rõ về vấn đề kĩ thuật nên làm ảnh hưởng công tác thẩm định, công tác thẩm định không chính xác
+ Chưa có quy trình cụ thể cho riêng từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, quy trình thẩmđịnh còn chung chung, chưa nêu rõ chi tiết nội dung từng nội dung thẩm định
+ Thiếu thông tin trong đầu tư, dẫnđến hiệu quả kinh tế thấp
+ Các khoản vay tín dụng trong ngân hàng chủ yếu do đơn vị kinh doanh đến
xin vay, ngân hàng không có sự quảng cáo marketing giới thiệu ngân hàng rộng rãi
đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong nước
+ Việc kiểm soát tinh thần làm việc của cán bộ thẩm định trong ngân hàng còn chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc cả mặt nội dung và phương pháp xử lý.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY
VỐN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG-
TECHCOMBANK
2.1. Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ
thương- Techcombank
2.1.1.Định hướng phát triển chung
Ngân hàng Techcombank với phương châm “ Thành công của khách hàng là
thước đo thành công của chúng tôi ”, đây là tiêu chí thể hiện mục tiêu hoạt động của
ngân hàng. Một số định hướng của ngân hàng:
- Tạo đột phá trong triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ một cách đồng
loạt trên các địa điểm lựa chọn, đặc biệt tạo đột phá trong việc phân phối sản phẩm
chủđạo đồng thời triển khai mở rộng mạng lưới phân phối hiệu quả (bao gồm mạng lưới điểm dao dịch, mạng lưới ngân hàng điện tửvà đảm bảo cung ứng chất lượng
cung ứng dịch vụ cao).
- Thúc đẩy quá trình cá biệt hóa trong xây dựng các chính sách kinh doanh,
chính sách khách hàng với 3 nhóm phân thị khách hàng doanh nghiệp cụ thể (cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp rất nhỏ và kinh doanh hộ gia đình). Đồng thời tạo ra sản phẩm dịch vụ chủ đạo tạo ra sự dẫn đầu
trong sự phân thị khách hàng.
- Bước đầu xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống các dịch vụ ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp trên cơ sở hoàn thiện các định chế đầu tư là các công ty trực
thuộc. Xây dựng các phương án đầu tư tài chính của Techcombank vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư chọn lọc và đầu tư vào các tài sản tài chính có hiệu
suất kinh tế cao. Phối hợp xây dựng các phương án ủy thác và nhận ủy thác đầu tư
qua ngân hàng. Phối hợp với các công ty quản lý tài sản phát triển các sản phẩm đầu tư cho khách hàng của ngân hàng (tổ chức hoặc cá nhân).
- Hoàn thiện cơ cấu quản lý tập trung vận hành tại hội sở đối với quản lý tài chính, kiểm soát tín dụng, thu nợ, và hỗ trợ kinh doanh, phối hợp với trung tâm xử
ứng nhu cầu hoạt động với khối lượng giao dịch lớn, đảm bảo chất lượng và hiệu
suất quản lý cao giảm chi phí vận hành.
- Củng cố và tập trung hoàn toàn khâu thẩm định và phê duyệt tín dụng
thông qua các phòng thẩm định tín dụng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nâng cấp một bước hệ thống quản lý và giám sát, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi
ro vận hành trên toàn hệ thống và kết hợp quản lý toàn diện bảng cân đối kế toán,
giao dịch tiền tệ ngoại, đảm bảo an toàn hệ thống. Thiết lập hệ thống pháp chế và kiểm soát tuân thủ hoàn chỉnh nhằm đảm bảo nhu cầu mở rộng hoạt động trên bình diện rộng trong những năm tới.