- Tỷ lệ dư nợ tín dụng của ngân hàng Techcombank tương đối cao, tỉ lệ nợ
loại 3 – 5 cao.
Bảng 16: Bảng phân loại dự án theo các loại nợ
Ngành Nợ 3- 5 Nợ loại 1 Nợ loại 2 Nợ loại 3
Ngành SX công nghiệp 506,82 11.538,37 11.538,37 311,72 Ngành nông lâm, thuỷ sản 71,73 4.452,01 429,91 31,71 Nhóm các ngành dịch vụ 66,11 2.188,26 250,38 26,33 Nhóm các ngành xây dựng, BĐS 173,65 2.280,22 268,09 66,2 Nhóm kinh doanh BĐS - 218,21 0,25 - Nhóm ngành khác 18,82 985,04 42,11 8,79 Phòng Thẩm định – Ngân hàng Techcombank
Trong các lĩnh vực kinh doanh trên thì lĩnh vực kinh doanh sản xuất công
nghiệp tỉ lệ loại nợ 3 -5 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các lĩnh vực, tiếp theo đó là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản. Đây là những lĩnh vực đòi hỏi cần số
vốn lớn, rủi ro xảy ra rất lớn, bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chính trị,
kinh tế xã hội, môi trường, an ninh quốc gia… mà những biến cố trên thì không dự báo trước được nên tỉ lệ nợ loại 3-5 của 2 lĩnh vực này là lớn. Nợ loại 2, 3 của lĩnh
vực kinh doanh bất động sản nhỏ nhất trong các ngành nghề kinh doanh trong đó tỉ
lệ nợ loại 3 còn chiếm 0. Chứng tỏ dự án bất động sản rủi ro rất cao, vì vậy các
chuyên gia thẩm định cần nghiên cứu các dự án vay vốn cẩn thận, tỷ mỉ, ngân hàng cần có quy trình thẩm định riêng cho lĩnh vực này, bởi lĩnh vực này cũng chuyên biệt, mang nét đặc sắc riêng không trùng hợp với các lĩnh vực khác
Do ngân hàng Techcombank chủ yếu nhận thông tin từ phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp do nhu cầu vay vốn, thường nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ có thể nhìn thấyđược con số doanh số, lợi nhuận,… của doanh nghiệpđó mà không thể thấy mặt tiêu cực của doanh nghiệp. Nên không thểđánh giá chính xác hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp
- Phân tích nội dung thẩmđịnh:
Nội dung thẩmđịnh còn chung chung, chưa nêu rõ từng khía cạnh của từng
lĩnh vực kinh doanh. Dẫnđến với một dự án giống nhau nhưng sẽ có sự phân tích trái chiều, không thống nhất quan điểm với nhau.
+ Về thẩm định khía cạnh thị trường: việc thu thập thông tin, giá cả thị
trường còn dựa trên ý kiến chủ quan của chủ đầu tư, bên cạnh đó là sự thu thập
thông tin từ các phương tiện báo chí, ti vi, đài,… nên có rất nhiều thông tin trái chiều, gây ảnh hưởngđến quá trình thẩmđịnh dự án
+ Về khía cạnh kỹ thuật: việc thẩmđịnh khía cạnh này còn chủ yếu phân tích vào các báo cáo, thiết kế của chủ đầu tư. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định hầu hết là cán bộ kinh tế nên vấnđề phương diện kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn
+ Về khía cạnh tài chính: số liệu thường được cung cấp từ chủ đầu tư nên thông tin không biết là chính xác hay không.
+ Về khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án: công tác thẩmđịnh dự án hiện nay chủ yếu qua các thông tin trên mạng
+ Về khía cạnh phân tích các rủi ro liên quan đến dự án: việc phân tích các rủi ro còn khá sơ sài, chưa xem xét hết các yếu tố rủi ro xảy ra với các dự án khiến
cho các dự án được phê duyệt cấp vốn chứa nhiều rủi ro xảy ra - Phương pháp thẩmđịnh:
Do có nhiều phương pháp để thẩmđịnh một dự án đầu tư,nhiều khi lựa chọn
phương án thẩm định sẽ làm tăng thời gian đánh giá một dự án. Gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần có một nội dung quy định
thống nhất dự án có đặc điểm, chỉ tiêu như thế nào thì dùng phương pháp thẩm định…
Lĩnh vực kinh doanh bất dộng sản là lĩnh vực chứa rất nhiều rủi ro.Vì vậy
ngân hàng Techcombank không muốn mạo hiểm nhiều, ngân hàng chủ yếu cho vay các dự án nhỏ như vay mua ô tô, mua xe xịn…