Phân tích thực trạng công tác trả lương tại tổng công ty Giấy Việt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Trang 40)

2.3.1 Nội dung quy chế trả lương tại tổng công ty Giấy Việt Nam

Nguyên tắc chung:

1/ Tiền lương phải được trả theo nguyên tắc công bằng bình đẳng giữ các cá nhân lao động cụ thể. Thực hiện phân phối tiền lương theo lao động phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của mỗi cá nhân. Đối với người thực hiện các công việc đòi hỏi tay nghề cao, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ tốt, kỹ thuật giỏi, giữ vai trò và có đóng góp quan trong cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của tổng công ty thì mức lương phải cũng như thu nhập phải thỏa đáng. Đối với người lao động làm những công việc đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ đơn giản thì mức tiền lương phải được trả cùng loại với nhau, phù hợp với tay nghề cũng như công sức bỏ ra của người lao động.

2/ Quỹ tiền lương phải được phân phối trực tiếp cho người lao động trong Tổng công ty và nó sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác.

3/ Việc trả lương sẽ được cẳn cứ vào Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ luật lao động TBXH hướng dẫn thực hiện một số Nghị Định số: 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động

làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

4/ Căn cứ vào Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước

Nguồn hình thành nên quỹ tiền lương

Nguồn hình thành nên quỹ tiền lương được dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Từ đó Tổng công ty xác định quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động bao gồm

Quỹ tiền lương hình thành từ sản phẩm và từ các công việc hoàn thành của người lao động.

Quỹ tiền lương được lấy từ quỹ dự phòng của năm trước chuyển sang (nếu có). Quỹ tiền lương từ đoàn thể trong Tổng công ty và các tổ chức khác chuyển đến.

Tổng quỹ lương chính là tất cả các nguồn hình thành quỹ tiền lương nêu trên.

Sử dụng quỹ tiền lương

Tổng công ty có thể quy định phân chia tổng quỹ lương thành các quỹ để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau hoặc dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm. Tổng quỹ lương có thể chia thành các quỹ:

Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo hình thức trả lương khoán, trả lương theo sản phẩm hay trả lương theo thời gian.( ít nhất bằng 76% tổng quỹ lương).

Quỹ khen thưởng trích từ tổng quỹ lương cho người lao động có thành tích tốt, đạt năng suất cao trong lao động (3% tổng quỹ lương).

Quỹ khuyến khích trích từ tổng quỹ lương cho người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, thâm niên công tác lâu (tối đa không vượt quá 3% tổng quỹ lương). Chi thưởng khuyến khích cho các đơn vị đạt kết quả thực hiện công tác kế hoạch, hiệu quả sản xuất cao bằng 2% tổng quỹ lương

Quỹ dự phòng cho năm sau (tối đa không quá 14% tổng quỹ tiền lương).

2.3.2 Công tác xây dựng tổng quỹ lương tại tổng công ty

duyệt năm 2011 của Tổng công ty Giấy Việt Nam được xây dựng như sau: Ta có công thức:

Vkh = Lđb * TLmin * ( Hcb + Hpc) * 12 tháng. Trong đó:

Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch của Tổng công ty.

TLmin: Tiền lương tối thiểu của Tổng công ty chọn căn cứ trên kết quả hoạt động của Tổng công ty.

Lđb: Lao động định biên của Tổng công ty. Hcb: Hệ số cấp bậc công việc bình quân. Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân

Hệ số phụ cấp chức vụ, trách nhiệm và hệ số phân phối thu nhập tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc được giao, cụ thế như sau:

Bảng 2.4 Hệ số phụ cấp chức vụ, trách nhiệm và hệ số phân phối thu nhập theo mức độ phức tạp công việc.

TT Chức danh Hệ số phụ cấp Hệ số

phân phối Chức vụ Trách nhiệm

1 Phó bí thư thường trực Đảng uỷ TCT, chủ

tịch công đoàn Giấy và bột giấy Việt Nam 3.5

2 Phó chủ tịch công đoàn TCT 0.7 2.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Trưởng phòng nghiệp vụ TCT, trưởng ban QLDA, giám đốc các đơn vị hạch toán báo sổ, bí thư đoàn thanh niên TCT Giấy Việt Nam, chánh văn phòng Đảng uỷ TCT và tương đương

0.7 2.4

4 Vận động viên xuất sắc 2.4

5 Uỷ viên ban kiểm soát HĐTV TCT 0.3 2.4

6 Trưởng ban công đoàn TCT (chuyên trách) 0.6 2.2

7

Phó trưởng phòng nghiệp vụ TCT, phó trưởng ban QLDA, phó giám đốc các đơn vị hạch toán báo sổ, phó chánh văn phòng Đảng uỷ TCT và tương đương

0.6 2.2

8 Vận động viên giỏi 2.2

9 Phó ban công đoàn TCT (chuyên trách) 0.5 2.0

10 Phó chủ tịch HCCB chuyên trách, phó bí

thư đoàn thanh niên 0.4 1.7

11 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc xí nghiệp dịch vụ, kế toán trưởng ban QLDA 0.5 2.0

12 Thủ phó các đơn vị trực thuộc xí nghiệp dịch vụ 0.4 1.9

13 Quản đốc, trưởng phòng các đơn vị hạch toán sổ 0.3 1.8

14 Vận động viên khá 1.8

15 Phó giám đốc, phó trưởng phòng các đơn vị hạch toán báo sổ 0.2 1.7

16 Kỹ sư chính, chuyên viên chính, kinh tế

viên chính, người có trình độ thạc sĩ 1.4

17 Kĩ sư, chuyên viên, kinh tế viên 1.3

18 Nhân viên, công nhân, vận động viên dự bị 1.2

(Nguồn: phòng Tổ chức lao động)

2.3.3 Phương pháp phân phối tiền lương tại tổng công ty

Phân phối tiền lương dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản lượng thực hiện của từng đơn vị, phòng ban và các tổ đội sản xuất trong Tổng công ty hàng tháng, quí, năm.

Phân phối tiền lương còn căn cứ vào số lao động định biên của từng đơn vị, phòng ban, tổ, đội sản xuất đã được lãnh đạo tổng công ty xét duyệt qua

Các phòng ban, đơn vị tự bình xét phân phối tiền lương cho các thành viên thuộc đơn vị mình trên quỹ lương mà Tổng công ty phân chia theo từng bộ phận các phòng ban, đơn vị đó

2.3.3.1. Phân phối trả lương khối gián tiếp.

Việc phân phối tiền lương cho khối gián tiếp bao gồm:

− Lương phần cứng: Là phần lương cơ bản theo nghị định 22/2011/NĐ-CP trả theo hệ số cấp bậc (mức lương tối thiểu là 830.000đ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Lương phần mềm: Là phần tiền lương tương ứng với tính trách nghiệm và mức độ phức tạp mà người lao động phải làm.

Lương trả cho người lao động vừa theo hệ số mức lương được xếp theo nghi định 22/2011/NĐ-CP, vừa theo kết quả thực hiện công việc của từng người, từng bộ phận. Ta có công thức tính như sau:

TLi = TL1i + TL2i

Trong đó:

TLi: Là tiền lương của người lao động thứ i nhận được.

TL1i: Là tiền lương cứng được quy định theo nghị định 22/2011/NĐ-CP trả theo hệ số cấp bậc (mức lương tối thiểu là 830.000đ).

TL2i: Là phần tiền lương tương ứng với tính trách nghiệm và mức độ phức tạp mà người lao động phải làm. Không phụ thuộc theo nghị định 22/2011/NĐ-CP.

Bảng 2.5 : Tổng hợp tính hình sản xuất kinh doanh, tiền lương năm 2010, 2011

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số báo cáo năm 2010 Kế hoạch 2011

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện

I Chỉ tiêu SXKD 1 Tổng doanh thu Tr.đ 2.401,80 2.162 2.322 2.322 Trong đó: DT SX Giấy Tỷ đồng 1.781,95 1.681,0 1.746,6 1.745,0 2 Tổng chi phí (chưa có lương) Tỷ đồng - - - - 3 Lợi nhuận Tỷ đồng 84,881 93,7 117,6 117,6 4 Các khoản nộp ngân sách Tỷ đồng 92,685 112,84 120,4 120,4

II Lao động, tiền lương

1 Lao động định mức Người 3.253 - 3.272 -

2 Lao động thực tế sử dụng bình quân Người - 3.041 - 3.300 3 Đơn giá tiền lương Đồng/ tấn 1.056.167 1.186.567,5 1.188.013 1.188.013 4 Quỹ lương theo đơn

giá Tr.đ 166.038 173.615 198.847 159.077,6

5 NSLĐ BQ (theo DT) theo LĐ đinh mức Tr.đ 547,8 - 533,8 - 6 NSLĐ BQ (theo DT) theo LĐ trực tiếp SD BQ Tr.đ - 552,8 - 528,8 7 Tiền lương BQ tính theo LĐ định mức 1000đ/ h 4.253,5 - 5.064,4 - 8 TLBQ tính theo LĐ thực tế SD BQ 1000đ/thg - 4.757,6 - 4.017,1 9 TLBQ của thành viên chuyên trách

HĐQT, TGĐ

1000đ/

thg 23.430 24.109,5 28.353,6 28.000

III Phân phối tiền lương

1 Tiền lương thấp nhất 1000đ/thg 2.002,3 2.171,6 2.307,6 1.913,9 2 Tiền lương trung bình 1000đ/thg 4.387,0 4.758,0 5.064,0 4.200,0 3 Tiền lương cao nhất 1000đ/

thg 23.430,0 26.580,0 28.353,0 25.000,0

2.3.3.2 Phân phối và trả lương cho khối trực tiếp sản xuất

a- Xác định quỹ lương trả cho công nhân.

Việc phân phối và trả lương cho khối trực tiếp sản xuất phải gắn liền với số lượng sản phẩm, khối lượng công việc và giá trị sản lượng đã thực hiện được do khối trực tiếp sản xuất là đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm và giá trị cụ thể.

Hình thức trả lương này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu của Tổng công ty bao gồm công nhân kĩ thuật và lao động phổ thông.

Ta có số liệu về quỹ lương của khối trực tiếp sản xuất:

Bảng 2.6: Số liệu về quỹ lương khối sản xuất trực tiếp tại Tổng công ty Giấy

Bộ phận Quỹ lương công nhân ( triệu đồng)

Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nhân sản xuất trực

tiếp 138.892 127.262

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

Tiền lương sản phẩm của cả tổ sản xuất được tính theo công thức sau:

∑TLsp = ∑GTSLsp * ĐGsp

Trong đó:

∑TLsp: Tổng tiền lương sản phẩm của cả tổ

∑GTSLsp: Mức giá trị sản lượng hoàn thành sản phẩm của tổ. ĐGsp: Đơn giá sản phẩm.

Hàng tháng đội sẽ tiến hành tạm ứng tiền lương cho các đội trưởng để tạm ứng cho người lao động cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và lao động sử dụng của từng tổ.

Mỗi tổ sẽ có công nhân sản xuất trực tiếp, các cán bộ quản lý trực tiếp là tổ trưởng của tổ, kế toán của tổ.

- Đối với cán bộ quản lý: Tiền lương của bộ phận này sẽ bao gồm tiền lương cơ bản và lương năng suất, cấp bậc nghĩa là Tổng công ty sẽ áp dụng hình thức trả lương bộ phận này giống như bộ phận lao động quản lý ở văn phòng.

- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sẽ chia ra làm hai loại: là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.

b- Trả lương cho các công nhân kỹ thuật

Tổng công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập thể đối với khối công nhân kỹ thuật . Theo phương thức này tiền công nhận được của người lao động được tính đến hệ số mức lương cơ bản theo nghị định 22/2011/NĐ-CP và hệ số đóng góp để hoàn thành công việc, công thức tính như sau:

Ti = ni*hi*ti

Trong đó

Ti : tiền lương người thứ i được nhận. ni : thời gian làm việc thực tế người thứ i. Vsp : quỹ tiền lương sản phẩm tập thể. m : số lượng thành viên trong tổ, đội.

ti : hệ số lương cơ bản theo quy định người thứ i. hi : hệ số mức độ đóng góp người thứ i

Hệ số đóng góp để hoàn thành công việc hi: căn cứ vào mức độ phức tạp của vị trí công việc và mức độ hoàn thành công việc mà người công nhân được giao, xác đinh được hệ số đóng góp để hoàn thành công việc. Thông qua đánh giá phân loại A, B, C của các đội trưởng, hàng tháng Tổng công ty sẽ phân định hệ số hi của các công nhân theo các mức sau:

Loại A: hệ số hi = 1,4 Loại B: hệ số hi = 1,2 Loai C: hệ số hi = 1.

Để làm thấy rõ hơn công tác phân phối tiền lương cho các công nhân hưởng lương theo sản phẩm tập thể ta xem xét bảng phân phối lương của tổ lái máy.

Bảng 2.7: Bảng chia lương tổ lái máy.

TT Họ tên Nghề ngiệp

Hệ số lương Tiềng lương tháng Khấu trừ

Lương còn lĩnh HS cb+p c Xếp loại HS hi Số cụng Thành tiền BHXH Tạm ứng thêm giờ Chế độ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Nguyễn Văn Phong CN lái xe tải 2,04 C 1 19 2.558.093

2 Đỗ Văn Toán CN lái xe tải 2,04 B 1,2 20 3.231.275

3 Võ Quốc Toàn CN lái máy 1,92 B 1,2 21 3.193.260

4 Nguyễn Trọng Nghĩa Bảo vệ 1,64 C 1 26 2.814.166

5 Nguyễn Hoàng Kiên CN lái máy 1,92 B 1,2 22 3.345.320 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Bùi Văn Tài CN lái xe tải 1,92 B 1,2 23 3.497.380

7 Đỗ Anh Đức CN máy 1,92 A 1,4 22 3.902.873

8 Trần Văn Thái CN sửa chữa 2,18 B 1,2 24 4.143.634

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

Ta có:

Tổng lương sản phẩm trong tháng của của cả đội là 26.686.000 đ

ni*ti*hi =(2,04*1*19 + 2,04*1,2*20 + 1,92*1,2*21 + 1,64*1*26 + 1,92*1,2*22 + 1,92*1,2*23 + 1,92*1,4*22 + 2,18*1,2*24) = 404,344

Tiền lương của công nhân Nguyễn Văn Phong lái xe tải có hệ số cơ bản là 2,04 xếp loại C hệ số hi =1, có số ngày công là 19 được tính như sau

Nhận xét:

Từ cách trả lương khoán sản phẩm tập thể như trên ta thấy tiền lương của người lao động phụ thuộc vào ba yếu tố đó là:

Hệ số phân phối mức độ đóng góp để hoàn thành công việc hi. Tổng quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể công nhân trong tháng.

Hệ số cấp bậc ti theo nghị định 22/2011/NĐ-CP gắn với trình độ tay nghề của công nhân. Tay nghề công nhân càng cao thì tiền lương nhận được càng cao.

Như vậy cách chi trả lương cho khối công nhân kỹ thuật của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phần nào gắn với công việc của từng vị trí đảm nhiệm thông qua hệ số phân phối mức độ đóng góp để hoàn thành công việc hi. Tuy nhiên ta thấy các hệ số hi còn quá ít mức, chênh lệch giữa các hệ số thưởng không đủ lớn vẫn còn ít nhiều mang tính chất bình quân do đó ít tạo được sự khuyến khích người lao động trong công việc. Do vậy để nâng cao ý nghĩa kích thích người lao động của tiền lương Tổng công ty cần phải xây dựng khung hệ số hi một cách đầy đủ và chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm đa dạng của cơ cấu lao động.

c- Trả lương khoán theo thời gian

Hình thức trả lương khoán theo thời gian được các đội trưởng áp dụng đối với lao động phổ thông chủ yếu là lao động thuê ngoài khoán gọn nhân công theo ngày công và đơn giá tiền lương một ngày lao động.

Dựa vào bảng chấm công hàng tháng, đội trưởng tổng hợp cụ thể lại số ngày công của mỗi công nhân. Dựa vào tổng tiền lương của cả tổ, tổ trưởng tiến hành tính lương cho từng người theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng số công thực tế hoàn thành công việc được giao.

Bước 2: Tính số tiền lương ngày cho một công nhân. TLng =

Trong đó :

TLng : Tiền lương ngày công cho một công nhân

∑ TLt : Tổng tiền lương của cả tổ.

Bước 3: Tính tiền lương thực lĩnh của từng người. TLCN = TLng * Ni

Trong đó :

TLCN : Tiền lương thực lĩnh của công nhân Ni : Số ngày làm việc thực tế của công nhân.

Bảng 2.8 : Bảng tính lương cho công nhân tổ máy Tổng công ty Giấy Việt Nam

(đơn vị: đồng)

TT Họ tên Số công Lương ngày Thành tiền Ký nhận

1 Nguyễn Văn Thuật 24 85.000 2.040.000

2 Trần Quốc Trung 26 85.000 2.210.000

3 Lê Hoàng Thái 25 85.000 2.125.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Nguyễn Trọng Bình 25 85.000 2.125.000

5 Nguyễn Văn Phong 26 85.000 2.210.000

Tổng cộng 10.710.000

(Nguồn: phòng Tổ chức lao động)

Cách trả lương này có ưu điểm: Khuyến khích người lao động hăng hái hoàn thành trong công việc, đảm bảo phân phối công bằng giữa các lao động với nhau, đánh giá được mức độ đóng góp công sức của người lao động trong hoàn thành công việc. Bởi cách xác định ngày công của người lao động hoàn toàn dựa theo đơn giá lao động cho thuê ngoài thị trường tự do. Dựa vào bảng lương hàng tháng là cơ sở đánh giá xếp loại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Trang 40)