Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và các phòng ban, nhà máy xí nghiệp cùng với bộ máy giúp việc.
(Nguồn: phòng tổ chức lao động)
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty mẹ - Tổng công ty Giấy
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ Văn phòng Phòng lâm Sinh Phòng XNK và TBPT Phòng kỹ thuật Phòng tài chính Phòng xây dựng cơ bản Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Tổng kho Xí nghiệp bảo dưỡng Nhà máy giấy Nhà máy điện Nhà máy hóa chất Xí nghiệp dịch vụ Xí nghiệp vận tải Phòng tổ chức lao động
Chức năng của các bộ phận:
Hội đồng quản trị: có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng quy chế tài chính của Công ty mẹ trình Bộ tài chính phê duyệt. Xây dựng phương án hình thành các Công ty con trình Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt và quyết định.
Ban giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
+ Tổng giám đốc: Do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của hội đồng quản trị Tổng công ty và cũng là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc có quyền đề nghị hội đồng quản trị, trình bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty. Có quyền đề nghị HỘi đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, hay khen thưởng kỉ luật đối với các giám đốc của công ty con.
+ Các phó tổng giám đốc: Do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ quyết định bổ nhiệm dựa trên nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty. Các phó tổng giám đốc có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của từng phòng ban và báo cáo cụ thể lên Tổng giám đốc.
+ Văn phòng:
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực về hành chính, phương tiện, quản lý tài sản và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Thực hiện chức năng pháp chế trong Tổng công ty, rà soát, kiểm tra việc thực hiện các loại văn bản được phép ban hành của Tổng công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động:
Thực hiên các chức năng về nhân sự, tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tính toán cân đối vấn đề nhân sự cho từng phòng ban, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, các vấn đề chính sách, phân phối thu nhập.
+ Phòng Tài chính kế toán:
Thực hiện các chức năng hạch toán tài chính theo dõi chi tiêu, cân đối ngân sách. Tham mưu cho Tổng giám đốc và đồng thời thực hiện các vấn đề tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế toán, điều hòa vốn vay, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo qui định của Nhà nước.
+ Phòng kế hoạch:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: về chiến lược phát triển của Tổng công ty cũng như các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
+ Phòng xây dựng cơ bản:
Triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi toàn tổng công ty đồng thời quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Phòng kinh doanh:
Thực hiện các lĩnh vực về tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các loại nguyên liệu vật tư, đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của Tổng công ty.
+ Phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng:
Xuất khẩu các mặt hàng của sản xuất ra được của Tổng công ty; đồng thời nhập khẩu và mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu mới phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới, bảo đảm các dây chuyền sản xuất của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty hoạt động một cách tốt nhất.
+ Phòng kỹ thuật:
Quản lý kỹ thuật công nghệ và môi trường, quản lý về chất lượng sản phẩm, có các kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật an toàn - bảo hộ lao động; đề ra những chiến lược phát triển sản xuất bột và giấy trong Tổng công ty; tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học sản xuất, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường.
+ Phòng lâm sinh:
Thực hiện các vấn đề liên quan đến lâm sinh, công nghiệp rừng nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất của Tổng công ty
+ Tổng kho:
Giữ gìn và tiếp nhận các loại nguyên vật kiệu, nhiên liệu, bảo quản tốt về số lượng, chất lượng của vật tư kỹ thuật, sản phẩm trong thời gian lưu kho, cấp phát vật tư kỹ thuật, sản phẩm cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
+ Nhà máy giấy: Tổ chức sản xuất bột, các loại giấy và các loại sản phẩm gia công từ giấy theo kế hoạch tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn của Tổng công ty Giấy
Việt Nam; tiếp nhận nguyên liệu thô cho sản xuất bột theo hợp đồng của Tổng công ty, thu hồi tái sản xuất xút nấu; xử lý nước thải công nghiệp khu vực công nghiệp Bãi Bằng; điều độ sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp hạch toán báo số của Tổng công ty.
+ Nhà máy hoá chất:
Tổ chức quản lý các loại hóa chất cần thiết cho quá trình sản xuất giấy của Tổng công ty.
+ Xí nghiệp bảo dưỡng:
Thực hiện công tác bảo dưỡng các công trình hạ tầng công trình kiến trúc trong khu vực sản xuất và trong phạm vi được phân công. bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị trong dây chuyền sản xuất và hệ thống điện - nước - thông tin, mạng vi tính, quản lý các hệ thống trong toàn tổng công ty.
+ Nhà máy điện:
Đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam đồng thời quản lý bảo hành sửa chữa các thiết bị của Tổng công ty.
+ Xí nghiệp dịch vụ:
Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Tổng công ty đảm bảo các nhu cầu thiết yêu như phục vụ bữa ăn công nghiệp; tổ chức thực hiện công tác y tế doanh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, khám và điều trị bệnh cho các cán bộ công nhân viên, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ; phòng cháy chữa cháy …Quản lý khai thác có hiệu quả các công trình điện, nước và các công trình phúc lợi của Tổng công ty để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và dân sinh trong khu vực.