2.1.2.1 Mục tiêu:
Mục tiêu chính của công ty là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam, các công ty con, công ty liên kết hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao. Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty, công ty con và công ty liên kết
Thực hiện sản xuất kinh doanh giấy theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giấy của nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là sản xuất giấy các loại, bột giấy và trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu giấy.
giấy trên thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra nước ngoài.
2.1.2.2 Chức năng của Tổng công ty
Tổng công ty trực tiếp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh bên cạnh chức năng quản lý và đầu tư vốn Nhà nước ở các công ty con, công ty liên kết.
2.1.2.3 Nhiệm vụ kinh doanh chính của Tổng công ty:
Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề và lĩnh vực chính. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty mẹ:
a) Sản xuất và kinh doanh các loại giấy, các sản phẩm từ giấy, nguyên liệu giấy, dăm mảnh, văn phòng phẩm, hoá chất, vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành giấy;
b) Khai thác, chế biến, kinh doanh các loại nông, lâm sản và các loại sản phẩm chế biến từ gỗ như gỗ dán, ván ép, bút chì, đũa, đồ mộc…
c) Sản xuất, kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hoá phẩm, xuất bản phẩm, các sản phẩm may mặc, da giầy, các mặt hàng từ chất dẻo.
d) Khai thác các loại hình kinh doanh từ việc trồng rừng, thiết kế, thi công, xây lắp, phục vụ lâm nghiệp, khai hoang, khoanh nuôi làm giàu rừng, thuỷ lợi nhỏ, xây dựng dân dụng và công nghiệp; quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng;
đ) Kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy; lắp đặt thiết bị phụ trợ, sửa chữa các thiết bị nhà xưởng sản xuất giấy, kết cấu kim loại ngành công nghiệp.
e) Xuất nhập khẩu sản phẩm giấy, xenluylô, lâm sản, thiết bị, vật tư, hoá chất và các loại hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty mẹ;
f) Đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân công nghệ và cơ điện phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành giấy; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và quản lý điều hành của các doanh nghiệp sản xuất giấy và tổ chức bồi dưỡng, hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên.
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là kết quả cuối cùng của công tác tiêu thụ sản phẩm, nó phản ánh đúng những gì Tổng công ty đã bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh và những gì mà Tổng công ty đã nhận được trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Để nắm được tình hình tài chính của Tổng công ty ta xem bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sau đây:
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
(đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu Mã
số Năm 2011 Năm 2010 Tăng giảm
Tuyệt đối (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 2,323,378,832,991 1,835,788,557,154 487,590,275,837 26.6% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 11,804,589,902 4,526,121,736 7,278,468,166 160.8%
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (02-01) 10 2,311,574,243,089 1,831,262,435,418 480,311,807,671 26.2% 4. Giá vốn bán hàng 11 1,921,287,324,073 1,538,579,616,543 382,707,707,530 24.8% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 – 11) 20 390,286,919,016 292,682,818,875 97,604,100,141 33.3%
6. Doanh thu hoạt
động tài chính 21 67,729,410,767 42,673,273,589 25,056,137,178 58.7% 7. Chi phí tài chính 22 106,292,664,342 73,048,325,286 33,244,339,056 45.5%
Trong đó: chi phí lãi
vay 23 71,542,647,438 44,951,428,772 26,591,218,666 59.1%
8. Chi phí bán hàng 24 99,066,545,889 77,752,455,688 21,314,090,201 27.4% 9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 25 188,905,664,106 167,128,496,991 21,777,167,115 13.0%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 20+(21-22)- (24+25) 30 63,751,455,446 17,426,814,499 46,324,640,947 265.8% 11. Thu nhập khác 31 16,524,806,588 6,143,631,035 10,381,175,553 168.9% 12. Chi phí khác 32 4,088,613,225 5,685,907,576 -1,597,294,351 -28% 13. Lợi nhuận khác 40 12,436,193,363 457,723,459 11,978,469,904 2616.9 % 14. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế (30 + 40) 50 76,187,648,809 17,884,537,958 58,303,110,851 326.% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 9,856,190,816 - 9,856,190,816 - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - - -
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập DN (50-51) 60 66,331,457,993 17,884,537,958 48,446,920,035 270.9%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua hai năm ta thấy doanh thu năm 2011 tăng 487,590,275,837đ (26,6%) so với năm 2010. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch
vụ tăng 26,2%. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng theo các năm trong khi lực lượng lao động lại giảm xuống điều đó chứng tỏ Tổng công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả lực lượng lao động.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của tổng công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và các phòng ban, nhà máy xí nghiệp cùng với bộ máy giúp việc.
(Nguồn: phòng tổ chức lao động)
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty mẹ - Tổng công ty Giấy
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ Văn phòng Phòng lâm Sinh Phòng XNK và TBPT Phòng kỹ thuật Phòng tài chính Phòng xây dựng cơ bản Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Tổng kho Xí nghiệp bảo dưỡng Nhà máy giấy Nhà máy điện Nhà máy hóa chất Xí nghiệp dịch vụ Xí nghiệp vận tải Phòng tổ chức lao động
Chức năng của các bộ phận:
Hội đồng quản trị: có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng quy chế tài chính của Công ty mẹ trình Bộ tài chính phê duyệt. Xây dựng phương án hình thành các Công ty con trình Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt và quyết định.
Ban giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
+ Tổng giám đốc: Do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của hội đồng quản trị Tổng công ty và cũng là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc có quyền đề nghị hội đồng quản trị, trình bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty. Có quyền đề nghị HỘi đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, hay khen thưởng kỉ luật đối với các giám đốc của công ty con.
+ Các phó tổng giám đốc: Do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ quyết định bổ nhiệm dựa trên nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty. Các phó tổng giám đốc có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của từng phòng ban và báo cáo cụ thể lên Tổng giám đốc.
+ Văn phòng:
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực về hành chính, phương tiện, quản lý tài sản và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Thực hiện chức năng pháp chế trong Tổng công ty, rà soát, kiểm tra việc thực hiện các loại văn bản được phép ban hành của Tổng công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động:
Thực hiên các chức năng về nhân sự, tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tính toán cân đối vấn đề nhân sự cho từng phòng ban, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, các vấn đề chính sách, phân phối thu nhập.
+ Phòng Tài chính kế toán:
Thực hiện các chức năng hạch toán tài chính theo dõi chi tiêu, cân đối ngân sách. Tham mưu cho Tổng giám đốc và đồng thời thực hiện các vấn đề tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế toán, điều hòa vốn vay, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo qui định của Nhà nước.
+ Phòng kế hoạch:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: về chiến lược phát triển của Tổng công ty cũng như các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
+ Phòng xây dựng cơ bản:
Triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi toàn tổng công ty đồng thời quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Phòng kinh doanh:
Thực hiện các lĩnh vực về tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các loại nguyên liệu vật tư, đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của Tổng công ty.
+ Phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng:
Xuất khẩu các mặt hàng của sản xuất ra được của Tổng công ty; đồng thời nhập khẩu và mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu mới phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới, bảo đảm các dây chuyền sản xuất của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty hoạt động một cách tốt nhất.
+ Phòng kỹ thuật:
Quản lý kỹ thuật công nghệ và môi trường, quản lý về chất lượng sản phẩm, có các kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật an toàn - bảo hộ lao động; đề ra những chiến lược phát triển sản xuất bột và giấy trong Tổng công ty; tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học sản xuất, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường.
+ Phòng lâm sinh:
Thực hiện các vấn đề liên quan đến lâm sinh, công nghiệp rừng nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất của Tổng công ty
+ Tổng kho:
Giữ gìn và tiếp nhận các loại nguyên vật kiệu, nhiên liệu, bảo quản tốt về số lượng, chất lượng của vật tư kỹ thuật, sản phẩm trong thời gian lưu kho, cấp phát vật tư kỹ thuật, sản phẩm cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
+ Nhà máy giấy: Tổ chức sản xuất bột, các loại giấy và các loại sản phẩm gia công từ giấy theo kế hoạch tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn của Tổng công ty Giấy
Việt Nam; tiếp nhận nguyên liệu thô cho sản xuất bột theo hợp đồng của Tổng công ty, thu hồi tái sản xuất xút nấu; xử lý nước thải công nghiệp khu vực công nghiệp Bãi Bằng; điều độ sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp hạch toán báo số của Tổng công ty.
+ Nhà máy hoá chất:
Tổ chức quản lý các loại hóa chất cần thiết cho quá trình sản xuất giấy của Tổng công ty.
+ Xí nghiệp bảo dưỡng:
Thực hiện công tác bảo dưỡng các công trình hạ tầng công trình kiến trúc trong khu vực sản xuất và trong phạm vi được phân công. bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị trong dây chuyền sản xuất và hệ thống điện - nước - thông tin, mạng vi tính, quản lý các hệ thống trong toàn tổng công ty.
+ Nhà máy điện:
Đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam đồng thời quản lý bảo hành sửa chữa các thiết bị của Tổng công ty.
+ Xí nghiệp dịch vụ:
Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Tổng công ty đảm bảo các nhu cầu thiết yêu như phục vụ bữa ăn công nghiệp; tổ chức thực hiện công tác y tế doanh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, khám và điều trị bệnh cho các cán bộ công nhân viên, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ; phòng cháy chữa cháy …Quản lý khai thác có hiệu quả các công trình điện, nước và các công trình phúc lợi của Tổng công ty để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và dân sinh trong khu vực.
2.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động
2.2.1. Cơ cấu và chất lượng đội ngũ lao động của tổng công ty
Do mang nét đặc trưng một doanh nghiệp ngành sản xuất giấy cho nên lực lượng lao động ở Tổng công ty Giấy Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại hình lao động có trình độ khác nhau. Lực lượng lao động tại Tổng công ty Giấy gồm những lao động có trình độ đại học và sau đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế và chuyên ngành về kỹ thuật, lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, những lao động được đào tạo
trình độ sơ cấp đến những lao động không có trình độ, không được đào tạo chuyên sâu. Lực lượng lao động của Tổng công ty gồm 2 bộ phận chính là:
• Lao động biên chế và có hợp đồng lao động dài hạn: Là lực lượng lao động cố định của công ty được tuyển dụng chính thức và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề với mục đích phục vụ lâu dài cho Tổng công ty.
• Lao động theo mùa vụ: Là những người lao động tự do được công ty ký hợp đồng lao động với thời hạn dưới 3 tháng và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty sau khi công việc kết thúc. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của số lao động là: đa số là lao động phổ thông lấy từ các địa phương tại các lâm trường hay cơ sở sản xuất chính của tổng công ty. Số lượng không ổn định thường có sự biến động theo từng thời kỳ hoạt động của năm, từng thời vụ của năm. Họ không chịu sự quản lý của tổng công ty ngoài thời gian ký hợp đồng, họ chỉ được trả công cho khoảng thời gian họ làm việc cho tổng công ty theo sự thỏa thuận giữa họ và tổng công ty.
Tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam là 6.211 người, trong đó trình độ đại học và cao đẳng là 1.254 người, trên đại học là 27 người, trình độ trung cấp là 339 người. Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ lao động có trình độ đại học trong tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam còn thấp, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có trình độ từ thạc sĩ trở lên còn quá thấp.
Để làm rõ hơn về tình hình cơ cấu lao động của công ty ta xem xét bảng cơ cấu lao động qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu, chất lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam 2007 2008 2009 2010 2011
I. Tổng số 9.074 7.657 7.292 6.816 6.211
Phân theo trình độ đào tạo
1. Chưa qua đào tạo 1.881 1.407 1.362 1.307 1.106
2. Sơ cấp nghề 462 278 226 182 201
3. Công nhân kỹ thuật 5.217 4.296 3.892 3.391 2.956
4. Trung cấp nghề 131 171 196 215 227
5. Cao đẳng nghề 37 50 62 92 101
6. Trung cấp chuyên nghiệp 380 386 359 348 339
7. Cao đẳng 272 298 266 237 216
8. Đại học 681 754 907 1.019 1.038
9. Trên đại học 13 18 22 25 27
II. Cơ cấu
Tổng số = 100% Trong đó
1. Chưa qua đào tạo (%) 20,7 18,5 18,6 19,1 17,8
2. Sơ cấp nghề (%) 5,1 3,6 3,1 2,7 3,2
3. Công nhân kỹ thuật (%) 57,5 56,26 53,4 49,8 47,6
4. Trung cấp nghề (%) 1,4 2,2 2,8 3,1 3,67
5. Cao đẳng nghề (%) 0,4 0,7 0,9 1,2 1,6
6. Trung cấp chuyên nghiệp (%) 4,26 4,8 4,9 5,0 5,5
7. Cao đẳng (%) 3,0 3,9 3,6 3,7 3,5