Do mang nét đặc trưng một doanh nghiệp ngành sản xuất giấy cho nên lực lượng lao động ở Tổng công ty Giấy Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại hình lao động có trình độ khác nhau. Lực lượng lao động tại Tổng công ty Giấy gồm những lao động có trình độ đại học và sau đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế và chuyên ngành về kỹ thuật, lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, những lao động được đào tạo
trình độ sơ cấp đến những lao động không có trình độ, không được đào tạo chuyên sâu. Lực lượng lao động của Tổng công ty gồm 2 bộ phận chính là:
• Lao động biên chế và có hợp đồng lao động dài hạn: Là lực lượng lao động cố định của công ty được tuyển dụng chính thức và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề với mục đích phục vụ lâu dài cho Tổng công ty.
• Lao động theo mùa vụ: Là những người lao động tự do được công ty ký hợp đồng lao động với thời hạn dưới 3 tháng và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty sau khi công việc kết thúc. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của số lao động là: đa số là lao động phổ thông lấy từ các địa phương tại các lâm trường hay cơ sở sản xuất chính của tổng công ty. Số lượng không ổn định thường có sự biến động theo từng thời kỳ hoạt động của năm, từng thời vụ của năm. Họ không chịu sự quản lý của tổng công ty ngoài thời gian ký hợp đồng, họ chỉ được trả công cho khoảng thời gian họ làm việc cho tổng công ty theo sự thỏa thuận giữa họ và tổng công ty.
Tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam là 6.211 người, trong đó trình độ đại học và cao đẳng là 1.254 người, trên đại học là 27 người, trình độ trung cấp là 339 người. Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ lao động có trình độ đại học trong tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam còn thấp, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có trình độ từ thạc sĩ trở lên còn quá thấp.
Để làm rõ hơn về tình hình cơ cấu lao động của công ty ta xem xét bảng cơ cấu lao động qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu, chất lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam 2007 2008 2009 2010 2011
I. Tổng số 9.074 7.657 7.292 6.816 6.211
Phân theo trình độ đào tạo
1. Chưa qua đào tạo 1.881 1.407 1.362 1.307 1.106
2. Sơ cấp nghề 462 278 226 182 201
3. Công nhân kỹ thuật 5.217 4.296 3.892 3.391 2.956
4. Trung cấp nghề 131 171 196 215 227
5. Cao đẳng nghề 37 50 62 92 101
6. Trung cấp chuyên nghiệp 380 386 359 348 339
7. Cao đẳng 272 298 266 237 216
8. Đại học 681 754 907 1.019 1.038
9. Trên đại học 13 18 22 25 27
II. Cơ cấu
Tổng số = 100% Trong đó
1. Chưa qua đào tạo (%) 20,7 18,5 18,6 19,1 17,8
2. Sơ cấp nghề (%) 5,1 3,6 3,1 2,7 3,2
3. Công nhân kỹ thuật (%) 57,5 56,26 53,4 49,8 47,6
4. Trung cấp nghề (%) 1,4 2,2 2,8 3,1 3,67
5. Cao đẳng nghề (%) 0,4 0,7 0,9 1,2 1,6
6. Trung cấp chuyên nghiệp (%) 4,26 4,8 4,9 5,0 5,5
7. Cao đẳng (%) 3,0 3,9 3,6 3,7 3,5
8. Đại học (%) 7,5 9,8 12,4 15,0 16,7
9. Trên đại học (%) 0,14 0,24 0,3 0,4 0,43
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động của Tổng công ty giảm dần theo các năm. Từ 9.074 người trong năm 2007 xuống còn 6.211 người năm 2011. Những lao động chưa qua đào tạo, có trình độ sơ cấp hay công nhân kỹ thuật giảm. Tuy nhiên những lao động có trình độ, tay nghề lại tăng qua các năm. Cũng như các cán bộ quản lý
Trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng như các cán bộ quản lý đã được nâng lên so với năm trước điều đó phản ánh những cố gắng của Tổng công ty trong công tác tuyển dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong những năm tới muốn bắt kịp xu hướng và định hướng lâu dài Tổng công ty cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào để nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân cũng như cán bộ quản lý.