Vào nhà ngục quảng đông cảm tác

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 8-1 (Trang 134 - 136)

- Việc trình bày đặc trng của Huế theo từng phơng diện nh vậy có tác dụng gì? Tại sao lại phải làm nh vậy?

vào nhà ngục quảng đông cảm tác

(Phan Bội Châu)

I. kiến thức cơ bản

1. Về tác giả:

Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, ngời làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nớc, một nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mơi lăm năm đầu thế kỉ hai mơi. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nớc thơng dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cờng: Hải ngoại huyết th (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu

(hồi kí chữ Hán)...

2. Về tác phẩm:

a) Bài thơ đợc sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

− Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cờng của ngời chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.

− Bài thơ đợc viết theo thể thất ngôn bát cú Đờng luật. Có thể hình dung về cấu trúc nh sau:

+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)

+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...

+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định t tởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.

b) Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đờng luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đờng hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một ngời tù, chỉ thấy một t thế cao ngạo, xem thờng hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) đợc nói đến bằng một thái độ cời cợt, xem thờng. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ nh của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đờng thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

Hai câu tiếp, tác giả tự ngẫm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi. Trên hành trình ấy, ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.

Chỉ vì hết lòng muốn tìm đờng cứu nớc, chỉ vì yêu đất nớc, dân tộc mình mà ngời chí sĩ bị xem nh một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng đợc yên ổn bao giờ, con ngời ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nớc đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một ngời tù yêu nớc, của một nhân cách phi thờng. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cời tan cuộc oán thù.

Hai cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đờng luật trong đối ý, đối

lời. Sự đăng đối, hài hoà về ý, về từ ngữ ở những câu thơ này (bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù ) góp phần khắc hoạ tính chất phi thờng trong chân dung, khí phách của ngời chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hởng chủ đạo của bài thơ.

Bản lĩnh và t thế khác ngời của ngời anh hùng yêu nớc đợc khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Con ngời ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

c) Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một t thế vững vàng của bậc trợng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nớc, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh ngời anh hùng đã tạc vào lịch sử nh một minh chứng cho tinh thần yêu nớc, xả thân vì lí tởng chính nghĩa.

II. rèn luyện kỹ năng

Đọc bài thơ bằng giọng tâm tình, thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng của tác giả. Hai câu đầu có giọng hài hớc, vui đùa, các câu sau đọc chậm hơn, chú ý các từ ngữ câu thơ vừa có tính chất đối vừa thể hiện đợc bản lĩnh, khí phách của ngời tù: Đã khách lại ngời; bốn biển năm châu; còn sự nghiệp sợ gì đâu.

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 8-1 (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w