sạch:
Đối với mỗi hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đều bị chi phối bởi sự quản lý của nhà
nước trên các phương diện và mức độ khác nhau, quá trình thu hút dòng vốn FDI sạch
cũng vậy nó đòi hỏi nhất thiết phải có sự can thiệp của nhà nước trên hai khía cạnh là
người tạo lập chính sách phù hợp với xu hướng , mục tiêu đề ra của chính phủ cho quá
trình phát triển kinh tế và trong quá trình vận hành khai thác , do bất đồng về văn hóa ,
thu nhập cũng như một số ảnh hưởng xấu doanh nghiệp FDI gây ra cho xã hội thì sẽ
không thể tránh khỏi các xung đột với người dân về các vấn đề như môi trường, tiền lương… vì vậy mà nhiệm vụ của thứ hai của nhà nước chính là trọng tài để giải quyết
các vụ việc đó nhằm bảo vệ quyền lợi và đời sống con người, ổn định tình hình kinh tế
xã hội đất nước. Sở dĩ cần có sự can thiệp sâu của nhà nước như thế này là bởi vì bản
chất của dòng vốn FDI là do các nhà đầu tư nước ngoài đưa từ nước họ sang nước chủ nhà để đầu tư nhằm thu lại được mức lợi nhuận lớn nhất, cho nên vấn đề cốt lõi mà
nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ở đây là vấn đề lợi nhuận , còn các vấn đề liên quan
đến nền kinh tế vĩ mô của nước chủ nhà thì vẫn còn bị xem nhẹ do đó đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế xã hội cũng như môi trường của nước nhận đầu tư.Với
sự phát huy hết tác dụng đối với nền kinh tế và nạn ô nhiễm môi trường do doanh
nghiệp FDI không đảm bảo quá trình xử lý chất thải đang diễn ra khá phổ biến ở Việt
Nam trong thời gian gần đây thì để thu hút được lượng vốn FDI sạch trước hết , nhà
nước cần tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội thiết yếu nhất. Đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các
thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Thông qua việc hoàn thiện thể chế, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân , doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường khuyến khích đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch, hạn chế thu hút đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng trọng điểm, vùng động lực, tạo điều kiện cho
các vùng này phát triển, có tác động “kéo” toàn bộ nền kinh tế; thu hút đầu tư vào các
vùng sâu, vùng xa, các huyện nghèo để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung. Bên cạnh đó cần làm tốt hơn công tác quy hoạch
có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tránh dàn trải, phân tán. Đưa ra
các chế tài phân xử công bằng, nghiêm minh các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước
ngoài và dân cư trong nước hay các vụ gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI gây ra. Ngoài ra , Nhà nước cũng cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa công tác thẩm
tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài; xem xét kỹ càng hơn, chặt chẽ hơn các dự án đầu tư quy mô
lớn, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như phát triển bền vững, những dự án đầu tư chậm được triển khai thì phải được phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đó có việc xem xét rút Giấy
thực sự có tiềm năng và năng lực triển khai tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, để tránh xung đột xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tập trung nhiều hơn vào
việc xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, hướng dẫn doanh
nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.2.3.Giải pháp thứ ba, thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mọi hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia luôn gắn chặt với cộng đồng dân cư và
các tổ chức xã hội vì họ là những cá thể chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có biến động bất thường xảy ra đối với môi trường sống và dễ nhận thấy được những sự thay đổi bất thường này. Do đó mà cộng đồng dân cư luôn là người theo sát và phát hiệnđược sớm
nhất các hành vi bất hợp pháp mà doanh nghiệp FDI gây ra . Để bảo vệ cuộc sống của
mình, họ thường có những phản kháng tức thời ngăn cản quá trình sản xuất để bắt
buộc doanh nghiệp FDI phải thực hiện đúng những quy định của luật bảo vệ môi trường. Đây là yếu tố quan trọng tác động tích cực tới quá trình hình thành dòng vốn
FDI sạch. Bên cạnh đó dân cư thường là người tiêu dùng sản phẩm của các doanh
nghiệp vì vậy mà họ có thể tạo sức ép, bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn tới kết quả môi trường trong quá trình sản xuất. Vì vậy mà trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thì bên cạnh công tác quản lý
của nhà nước cần phải có sự đóng góp tích cực từ phía cộng đồng dân cư và các tổ
chức xã hội. Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình thu hút FDI thì các cơ quan ban ngành cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời tới các
cá nhân và tập thể có tinh thần phát giác những dự án FDI đang hủy hoại môi trường,
hoạt động bất hợp pháp dưới vỏ bọc là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ; Bên cạnh đó đối với những cá nhân này sẽ không tránh khỏi sự va chạm đối với các doanh
không thể không có các tổn hại xảy ra cho nên nhà nước cần có các biện pháp để bảo
vệ quyền lợi cho những người dân có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội trong hoạt động giám sát quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ
cũng cần có các cuộc thăm dò thường xuyên để lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và
các tổ chức xã hội về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn họ đang sinh sống và làm việc có tác động như thế nào tới môi trường kinh tế-xã hội
tại khu vực đó, hay xây dựng các hòm thư điện tử chuyên dụng dưới sự quản lý của nhà nước để có được những phản ánh kịp thời về các hành vi bất hợp pháp làm hủy
hoại nền kinh tế, môi trường của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó,
có các biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóngđối với các doanh nghiệp này, tránh tình trạng để các hành vi xấu kéo dài, ảnh hưởng sâu tới nền kinh tế xã hội vì lúc đó sẽ rất
khó có thể khắc phục được.
3.2.4.Giải pháp thứ tư, thực hiện các biện pháp để khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI
Với tình trạng xử lý chất thải không đúng quy định lại có các hành vi tinh xảo để che đậy hay là hình thức chuyển giao công nghệ quá cũ kĩ, không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường tối thiểu của các doanh nghiệp FDI đã làm cho môi trường của Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Như thực trạng hiện nay, nếu nhà nước không có
biện pháp khắc phục, hạn chế kịp thời thì trong tương lai không xa môi trường sống
của dân cư sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Để hạn chế được điều này ngoài các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án FDI chuyển giao công nghệ sạch hay đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường chặt chẽ , khắt khe hơn trong quá trình chọn lọc dự án
thì chính phủ cần đưa ra các biện pháp lồng ghép chi phí môi trường vào tài khoản
quốc gia dưới hình thức là thuế và phí môi trường hay phí tài nguyên , các công cụ
kinh tế này hoạt động theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm hai
người gây ô nhiễm giảm bớt lượng chất thải ra môi trường . Thường thì các khoản
thuế môi trường được sử dụng cho ngân sách chung của chính phủ như các khoản thuế
khác , còn các nguồn phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo
vệ môi trường như khắc phục ô nhiễm , hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm , thu gom xử
lý nước thải, phế thải… Với hình thức thu thuế và phí không những hạn chế được ô
nhiễm môi trường mà còn có kinh phí để khắc phục được tình trạng ô nhiễm. Do đó,
trong quá trình tính toán mức thuế và phí để áp dụng cho các doanh nghiệp FDI thì
nhà nước nên có một số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường. Bên cạnh
các công cụ kinh tế trên, để có thể kiểm soát được tình trạng ô nhiễm, nhà nước có thể
sử dụng phương pháp ban hành các mức hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp. Công cụ được sử dụng cho phương pháp này thường là giấy phép xả thải. Giấy phép này do nhà nước phát hành, số lượng
phụ thuộc vào phạm vi tổng hạn mức phát thải cho phép. Đối với công cụ giấy phép
xả thải, nó đảm bảo về kết quả đạt mục tiêu môi trường hơn các công cụ khác vì giao dịch như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu ; có tính linh hoạt cao vì có thể mua bán được. Hơn nữa, quyền được
bán giấy phép tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để
có thể bán được lượng giấy phép thừa ra đó. Đây chính là nguồn gốc cho các cải tiến
về kỹ thuật, công nghệ có lợi cho môi trường. Nhưng để sử dụng được công cụ này
đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được lượng
khí thải nào và khối lượng bao nhiêu được phép thải ra môi trường cũng như phải xây
dựng được một tổ chức thực sự minh bạch để không xảy ra những tiêu cực trong vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch. Ngoài hai công cụ trên còn có một số khác để bảo vệ
môi trường như: Trợ cấp môi trường, ký quỹ môi trường… cũng là các công cụ hữu
ích trong việc khống chế, khuyến khích các doanh nghiệp FDI trong hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh các công cụ kinh tế thì cũng cần có những biện pháp mạnh hơn
trong cách ứng xử như : rút giấy phép hoạt động đối với các dự án không tuân thủ các
tiêu chuẩn môi trường đầu tư của nước chủ nhà, xử phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI .Với sự kết hợp giữa các biện pháp xử phạt,
chọn lọc khắt khe và các công cụ kinh tế thì việc kiểm soát các doanh nghiệp FDI
trong vấn đề xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn cho các địa phương
3.2.5. Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện quy trình đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Mặc dù , hiện nay mặt trái của dòng vốn FDI đang ngày càng bộc lộ rõ nét nhưng
không phải vì như thế mà chúng ta có thể cự tuyệt được dòng vốn này bởi lẽ những đóng góp mà nó mang lại cho nền kinh tế quá lớn, thiếu đi dòng vốn FDI thì xem như
nền kinh tế trở nên bất động. Vì vậy mà mặc dù đã thấy được nhiều hạn chế của nó nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục thu hút FDI và đòi hỏi phải là dòng vốn FDI sạch để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Để làm được điều này cần phải có các
tiêu chuẩn chuẩn mực chung trong công tác lựa chọn đối tác, cấp phép dự án đầu tư
cũng như là khâu quy hoạch đầu tư đối với các dự án FDI.Trong công tác lựa chọn đối
tác thì sẽ phải tập trung vào chất lượng FDI theo hướng chọn lọc hơn với trọng tâm là thu hút các dự án cơ sở hạ tầng, dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, dự án có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cần phải ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ
những nước phát triển có các tiêu chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về
công tác bảo vệ môi trường. Những doanh nghiệp này, không chỉ có khả năng sử dụng
các công nghệ sạch, và các biện pháp bảo vệ môi trường tốt hơn mà còn có thể tạo sự
liên kết chặt chẽ giữa hoạt động đầu tư nước ngoài với nước chủ nhà như: thông qua quá trình chuyển giao tri thức, kinh nghiệm và công nghệ sạch cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó cần thể chế hoá các công cụ kinh tế để khuyến khích doanh
trách nhiệm của chủ đầu tư là phải luôn cố gắng sử dụng công nghệ xử lý hiện đại để
xả thải ít nhất ,chứ không chỉ không vi phạm qui định về môi trường là đủ. Điều này sẽ cải thiện đáng kể chất lượng môi trường tại nước chủ nhà. Cùng với đó là nên xây dựng các khu kiểm định chất lượng công nghệ tiên tiến, hiện đại và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao để tiến hành thẩm định những máy móc, thiết bị góp vốn của chủ đầu tư nước ngoài có đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất không gây ô nhiễm môi trường hay không trước khi đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Để từ đó có các quyết định chính xác trong quá trình lựa chọn đối tác đầu tư.. Trong công tác cấp phép đầu tư thì phải thận trọng chỉ cấp phép đối với các dự án đảm bảo khai thác tài nguyên thiên nhiên có công nghệ cao, trình độ quản lý tốt và có uy tín, hạn chế tối đa việc cấp phép cho những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ đầu tư vào Việt Nam như dự án sản xuất giấy, thép... và những dự án không phù hợp
với quy hoạch phát triển đất nước, tạo dư thừa công suất quá lớn mà khó có triển vọng
khai thác sử dụng , làm mất cân bằng cơ cấu kinh tế giữa các vùng và khu vực. Khi thẩm định các dự án công nghiệp thì cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ để
phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới và phải có đủ tiềm lực tài
chính để duy trì hoạt động của các dự án , tránh tình trạng dự án đang thực hiện thì