Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia bước đầu thành công với các
chính sách khuyến khích dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của quốc gia, điển hình như :Trung
Quốc, Đức, Ấn Độ….Sau đây nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào nghiên cứu hệ thống
quản lý, chính sách thu hút dòng vốn FDI sạch của 2 quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độ
,là những nước nằm trong nhóm nước đang phát triển , có một số đặc điểm giống với
nền kinh tế Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong hoạt động
quản lý, xây dựng các chính sách khuyến khích FDI sạch vào Việt Nam.
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước nhảy
vọt đầy ấn tượng vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Có
thể nói rằng, sự thành công của quốc gia này được hình thành trên cơ sở tác động của
nhiều nhân tố và trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng không
thể thiếu được. Với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được bổ sung, thay đổi kịp thời theo xu hướng của toàn cầu kết hợp với nền kinh tế tăng trưởng khá cao,
Trung Quốc đã tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài rót một lượng vốn lớn
vào quốc gia này trong những năm trở lại đây. FDI đổ vào thị trường Trung Quốc,
không kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷ USD năm 2007, tăng 13,6% so với năm 2006. Cuối năm 2008, do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà nguồn vốn FDI thu
hút được của các nước trên thế giới đều có xu hướng giảm mạnh nhưng lượng vốn này chảy vào Trung Quốc vẫn tăng tới 23,6% lên mức 92,4 tỷ USD. Với tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua, đầu tư trực
tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm 2009 lại tiếp tục giảm 38,7% so với năm 2008,
xuống còn 1.040 tỷ USD, trong đó Trung Quốc vẫn giữ ở vị trí thứ hai sau Mỹ với
tổng lượng vốn FDI thu hút được là 90 tỷ USD (chỉ giảm 2.6%).Năm 2010, đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng một cách chóng mặt lên mức cao kỷ lục, theo
thông tin Bộ Thương mại Trung Quốc công bố so với năm 2009, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Trung Quốc năm 2010 tăng 17,4% lên 105,7 tỷ USD. Từ những con số
thống kê đã cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang dần khẳng định vị trí của mình là một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng chính lượng
vốn đầu tư nước ngoài quá lớn đã gây ra những biến động không nhỏ tới nền kinh tế xã hội Trung Quốc như: lạm phát tăng cao, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển
bất cân bằng giữa các vùng và khu vực, ô nhiễm môi trường trầm trọng...Trung Quốc đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề thu hút FDI sạch vì sự phát triển bền
vững nền kinh tế. Chính phủ nước này đã ban hành các chính sách cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu vực trong nước như với chính sách phát triển ngành sản xuất thì trong từng giai đoạn, ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI , chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc
chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển
khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.Trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển
về phía tây. Ngoài ra , chính phủ đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền
Tây. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương
này bằng các biện pháp như: Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền
cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngoài và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ
yếu vào xây dựng các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm, các
dự án thân thiện môi trường, ngành công nghiệp ít các bon ; Đối với những hạng mục
trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu đầu tư vào miền trung và miền
Tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo;
Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đầu tư vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền Tây và miền Trung; Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền tây và miền
Trung; Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của
miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nước; Nhà nước ưu
tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng sạch, nguyên vật liệu, để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tình miền tây và miền Trung. Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng
mục trên. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc tăng cường ban hành nhiều chính sách ưu đãi về khoản tín dụng như: Xí nghiệp đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc có nhu cầu về
vốn sẽ được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc với thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc;. Các khoản tiền vốn ngoại
tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn; Cho phép xí nghiệp nước ngoài
đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài; Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu; Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về
thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm
Bên cạnh hệ thống chính sách thông thoáng đó là một hệ thống pháp luật khá chặt chẽ
về các tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã phần nào giúp quốc gia này ngày càng chắt lọc được những nguồn vốn FDI sạch đảm
bảo cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian gần đây, do thấy được tác hại của các
ngành khai thác mỏ bất hợp pháp đã hủy hoại đến môi trường nghiêm trọng, quốc gia này đã đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giám sát, kiểm soát các ngành luyện
kim và cắt giảm xuất khẩu khoáng sản. Ngoài những chính sách gắn chặt với nền kinh
tế Trung Quốc trong quá trình thu hút FDI thì có thể nói rằng một nhân tố hết sức quan
trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia này đó là sự nhanh nhạy ứng phó
với thời cuộc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, điển hình như cuộc đại suy thoái toàn cầu vừa qua đã làm cho nhiều quốc gia điêu đứng do dòng vốn FDI giảm mạnh nhưng nước này đã mạnh dạn với kế hoạch chấn hưng kinh tế 486 tỉ USD gấp hơn hai lần EU,
quyết định dùng 70% chương trình đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động … đã biến Trung
Quốc trở thành cái máy hút FDI khổng lồ trên toàn thế giới trong giai đoạn thực sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay,Trung Quốc cũng chính là một trong những nước đang phát triển đã sớm thấy được ảnh hưởng xấu của dòng vốn FDI tới môi trường sống của dân cư và toàn xã hội. Do đó để nhìn nhận đúng sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tiên phong trong việc tính toán chỉ số GDP xanh để có thể đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia và có những bước điều chỉnh phù hợp vào từng giai đoạn phát triển . Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian qua nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng "Tăng trưởng của Trung Quốc không ổn định, mất cân đối, thiếu điều hối, và trên hết
không bền vững". Điều này chứng tỏ chính phủ đã nhìn nhận đúng bản chất của FDI và đang ngày càng quan tâm hơn về sự phát triển bền vững chứ không chỉ quan tâm
Với Ấn Độ thì trước đây được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vào
chính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hoá phương tây. Điều này đã khiến nhà
đầu tư nước ngoài không tập trung vào Ấn Độ. Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gia này đã
thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năng thu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ô tô, dịch vụ văn phòng, dược phẩm … Chính vì vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ. Để tạo lập sự khác biệt
trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà sử dụng tri
thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, phần mềm, dược
phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình. Bên cạnh đó, quốc gia này còn tập trung
vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các nước đầu tư vào Ấn Độ . Hàng năm, nước
này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhân trong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn, bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi thu hút đối với bộ
phận Ấn kiều- là một trong những nguồn chất xám mà trước đây đã bị mất ở Ấn Độ.
Chính nhờ chiến lược trên mà tổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các
năm. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào trong nước trong năm 2007-
2008 đạt mức 24,57 tỉ Đô-la Mỹ, tăng 56,50% so với con số 15,7 tỉ Đô-la Mỹ của năm
2006-2007. Trong thực tế, Ấn Độ đã tiếp nhận 3,93 tỉ Đô-la Mỹ từ FDI chỉ riêng
tháng 6 năm 2008. Tám tháng đầu năm 2009 FDI đổ vào Ấn Độ đạt 8,6 tỉ USD, nhưng 8 tháng đầu năm 2010 tới 13,6 tỉ USD, riêng tháng 9/2010 tới 7,1 tỉ USD, đạt mức kỉ
lục trong các thực thể kinh tế đang trỗi dậy. Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa,
cộng với chính sách nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ vừa ban
hành cuối năm 2009, nên các nhà đầu tư thế giới coi Ấn Độ là nơi đầu tư lý tưởng thời
gian tới, từ đó nguồn vốn nước ngoài đổ vào Ấn Độ tăng lên rõ rệt.Với việc thu hút
động đầu tư nước ngoài như: biến động kinh tế, chính trị và đặc biệt là ô nhiễm môi trường . Hiện nay, đây là một tác nhân lớn đe dọa tới sự phát triển bền vững của quốc
gia này. Vậy ngoài những chính sách nhằm thu hút một lượng FDI lớn như ở trên, Ấn Độ đã có những biện pháp sàng lọc để có được những nguồn vốn FDI sạch như thế
nào? Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút phát triển các ngành
năng lượng sạch, ngành công nghiệp xanh, ít cacbon và đặc biệt là quá trình sử dụng năng lượng gió hiện nay của Ấn Độ rất phát triển , là một trong năm thị trường năng lượng gió lớn nhất trên thế giới . Bên cạnh đó, quốc gia này vẫn kiên quyết từ chối đối với những dự án FDI gây hại tới môi trường mặc dù đó là khoản đầu tư rất lớn, ví dụ điển hình như : Dự án xây dựng một nhà máy thép tại bang Orissa của công ty thép Posco Hàn Quốc trị giá 12 tỉ USD đã bị từ chối do ba trong số bốn thành viên của một ủy ban chính phủ đã đề nghị không thông qua dự án, sau khi nêu ra những sai sót nghiêm trọng liên quan như luật lệ về môi trường và điều khoản tái định cư cho người dân địa phương. Điều này chứng tỏ Ấn Độ đã rất khắt khe trong quá trình lựa chọn các
dự án đầu tư nước ngoài vào quốc gia. Ngoài ra, nước này còn ngưng cấp giấy phép
hoạt động đối với các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn xử lý chất thải, tác động xấu tới môi trường sống của con người mặc dù biết nó đang gây một sự lo ngại đối với hoạt động đầu tư nước ngoài . Nhưng những nhà lãnh đạo quốc gia này đã phát biểu rằng: “
Họ không chống việc phát triển hoặc thực hiện các dự án lớn, nhưng phải bảo đảm các công ty phải tuân thủ đúng đắn các luật lệ về môi trường, điều mà trước tới nay họ thường xem nhẹ”. Ấn Độ đã sớm nhận ra được nhu cầu bức xúc phải cân bằng giữa
phát triển kinh tế và môi trường. Và sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế hay môi
trường, trong trường hợp này, phản ánh định hướng phát triển kinh tế của quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới và cũng là bài học cần nghiên cứu cho các nền kinh tế đang phát triển khác để xây dựng một nền kinh tế bền vững trong tương lai.