Để đánh giá kết quả của các hoạt động kinh tế - xã hội trong một thời gian các quốc gia thường sử dụng chỉ tiêu GDP. Nhưng trong cách tính toán GDP người ta chỉ
mới quan tâm đến mặt kinh tế ,do đó chỉ có những biến động kinh tế mới được thể hiện
rõ trong chỉ tiêu này còn các ảnh hưởng khác tới xã hội đã không được đánh giá một
cách chính xác trong chỉ tiêu GDP. Nghĩa là nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này thì chúng ta sẽ không đánh giá được hết sự biến động mọi mặt của xã hội. Do vậy mà để thấy được
hết tất cả những biến động này thì hiện nay một số quốc gia đã sử dụng chỉ tiêu GDP xanh. GDP xanh không chỉ phản ảnh sự phát triển kinh tế mà còn phản ảnh sự phát
triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó có bền vững hay không. Nói cách khác, GDP
xanh phản ảnh chính xác hơn, đầy đủ hơn sự phát triển của một quốc gia một cách toàn diện về cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
Vậy, GDP xanh là gì?
GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã trừ các chi phí do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.
GDP = GDP thuần – (Chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.)
( Với GDP thuần=GDP-khấu hao)
Với chỉ tiêu GDP xanh chúng ta có thể đánh giá chi phí thiệt hại môi trường
với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến GDP thuần. Nó phản ánh được thực chất sự phát triển kinh tế của một đất nước trên cả ba phương diện : kinh tế,
1.2.3.Tác động của FDI sạch tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Đối với các quốc gia có cơ cấu kinh tế mất cân bằng , chỉ có một số khu vực trung
tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn ,
nguồn vốn tích lũy trong nước thấp, trình độ lao động thấp kém như tại các nước đang
phát triển thì việc thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tác động
mạnh thức tỉnh nền kinh tế quốc gia. Nó bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng
cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình tăng trưởng , tạo việc làm cho nhiều lao động đang
thất nghiệp,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước. Nhưng việc dòng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt , không có kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn gây ra thiệt hại lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung ở một số khu vực đã làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng làm bất ổn nền kinh tế vĩ mô; hay
việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm trọng,….và rất
nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này. Do đó, thu hút được dòng vốn FDI sạch
thực sự là cần thiết đối với các nước đang phát triển. Bởi lẽ bên cạnh bản chất chứa đựng những tác động tích cực mà dòng vốn FDI mang lại cho nền kinh tế như : bổ
sung nguồn vốn trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển
giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa,
phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho đa số người dân cũng như sự đổi mới trong tư duy khi tiếp cận với dòng vốn này đã tạo cho các nhà quản lý bản địa có kiến
thức kinh doanh hiện đại , đội ngũ lao động làm việc với các công ty nước ngoài được
tiếp xúc với công nghệ tiến tiến đã tạo cho lớp trẻ một cách nhìn nhận đầy năng động
về cơ chế thị trường, đưa các nhà đầu tư trong nước tiếp cận với thị trường thế giới, tạo
sự liên kết và sức lan tỏa giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành phụ trợ, tăng
tính cạnh tranh quốc tế đối với các doanh nghiệp trong nước tạo động lực cho các
sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí thì dòng vốn FDI sạch
còn bổ sung, khắc phục được các tác động tiêu cực do dòng vốn FDI gây ra cho nền
kinh tế. Khi thu hút đúng dòng vốn FDI sạch thì những vấn đề như ô nhiễm môi
trường, bất ổn tình hình kinh tế do ảnh hưởng từ các doanh nghiệp FDI sẽ không còn là nỗi lo đối với các nước đang phát triển nữa. Bởi các doanh nghiệp được xây dựng từ
dòng vốn FDI sạch sẽ luôn đảm bảo được hệ thống xử lý chất thải thỏa mãn yêu cầu
các tiêu chuẩn môi trường sạch của nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động kinh doanh công
khai minh bạch và luôn tuân thủ đúng pháp luật , những công nghệ chuyển giao cho nước chủ nhà thường là những công nghệ tiên tiến thân thiện môi trương,… Điều này sẽ giúp cho nước chủ nhà dễ dàng trong việc kiểm soát được các hoạt động đầu tư nước ngoài không minh bạch, lợi dụng hình thức này để rửa tiền xuyên quốc gia gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước, giảm các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài và người dân cũng như sẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường
trầm trọng đang diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển…do vậy mà đảm bảo được tính ổn định về cả mặt kinh tế và xã hội. Từ đó tạo lập một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng sống của con người trong dài hạn. Bởi các tác động thực sự tích cực đối với nền kinh tế cho nên trên thực tế hiện nay nhiều quốc gia
nhất là các nước đang phát triển đã có những thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận
nguồn vốn FDI .Trong giai đoạn mới này sẽ không còn tình trạng thu hút FDI bằng
mọi giá khi mà nguồn vốn đầu tư đang được đa dạng hóa và trong khi những đòi hỏi
về phát triển kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường đang được đặt ra khắt khe hơn bao giờ hết thì nguồn vốn FDI sạch mới thực sự là mục tiêu hướng đến của nhiều
quốc gia kể cả quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển.