Một nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế phải đảm bảo được tính bền
Bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình
quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng. Phát triển kinh
tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự nhân, các dân tộc có chiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thể thống nhất được
là xây dựng được một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nền giáo dục tốt, có quyền
sống tự do về chính trị ,được đảm bảo an toàn và không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lâu dài.
Bền vững về xã hội lý giải một điều rằng, liệu một xã hội có thể được coi là phát triển bình thường , nếu dân số giảm sút? Nếu đảo chính, chiến tranh, khủng bố, dịch
bệnh liên tiếp xảy ra, cướp đi mọi tính mạng và thành quả quả của lao động? Để tránh được các tai biến xã hội nói trên, phát triển phải mang tính nhân văn. Quá trình đó bao
gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng hưởng lợi
từ quá trình phát triển này vì một mục đích chung là tiến bộ xã hội.
Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng : là không gian sinh tồn của con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt dông sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người. Vì thế, môi trường bền vững là môi
trường luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Xã hội phát
triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh
thái bền vững.
Nói chung, so với phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển bền vững là một bài toán hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu được,
bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước một sự lựa chọn không dễ dàng, hoặc
có tính toán đầy đủ tất cả các nhân tố, các khía cạnh, từ kinh tế đến phi kinh tế và một
khả năng dự báo tương lai có tính hiện thực thì phát triển bền vững vẫn được xem như
là một phương pháp phát triển lành mạnh và có giá trị nhất dễ được xã hội thừa nhận.