Mặc dù đầu tư nước ngoài đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
nghèo đói , thất nghiệp gia tăng trong xã hội. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó
thì luồng vốn nước ngoài này đổ vào có thể xuất hiện các nguy cơ tiềm ẩn xấu đối với
nền kinh tế các quốc gia này, chẳng hạn như nguy cơ thâm hụt thương mại, và phải lệ
thuộc phần lớn vào FDI để bổ sung cho thâm hụt thương mại. Đối với các nước chủ
nhà có nền kinh tế còn kém phát triển, FDI thông thường gắn với các ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ, các ngành công nghiệp được bảo hộ, các
ngành công nghiệp gây ô nhiễm và lĩnh vực bất động sản. Đây là những ngành trọng điểm cho nên dễ tác động gây ra bất ổn kinh tế và chủ yếu là ngành khai thác có tính chất hủy hoại môi trường cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do một cơ cấu đầu tư
không hợp lý :
Thứ nhất, các ngành khai thác tài nguyên là thì tương đối phát triển nhưng cơ sở vật
chất còn quá yếu kém nên không có hệ thống chế biến thành sản phẩm mà chủ yếu chỉ
xuất khẩu sản phẩm thô với giá thấp, do đó ngành này không có sức lan tỏa và tạo điều
kiện cho các ngành phụ trợ khác phát triển gây mất cân bằng trong cơ cấu nền kinh tế
Thứ hai, các ngành công nghiệp được bảo hộ thì sức cạnh tranh thấp bởi việc áp
dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn rất hạn chế cho nên sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường, chất lượng thấp, giá thành cao.
Thứ ba, Hoạt động đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp thường tạo ra lượng
rác thải rất lớn, chủ đầu tư lại không có trách nhiệm trong quá trình xử lý chất thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi chi phí xử lý chất thải công nghiệp thì tương đối cao . Kết quả là lợi nhuận thì nhà đầu tư nước ngoài hưởng trong khi đó hậu quả
thì nước nhận FDI gánh chịu.
Thứ tư, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sẽ làm thổi phồng quả bóng bất động sản.
Gây ảnh hưởng xấu không chỉ tới thị trường bất động sản mà còn tới nhiều thị trường
khác trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế vĩ mô biến động một cách bất thường khó
khuynh hướng tiêu dùng tăng nhanh và rủi ro làm kiệt quệ nguồn vốn đầu tư nước
ngoài và nhanh chóng mở rộng quy mô nợ của quốc gia sở tại.
Thách thức chủ yếu đối với các nước đang phát triển là phải tìm được giải pháp thúc đẩy FDI mà đảm bảo được phát triển bền vững, không lặp lại những sai lầm của các
quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, đã gây nên những xung đột lớn,
phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
1.3.Kinh nghiệm về thu hút FDI sạch của một số quốc gia trên thế giới