dựng một nền kinh tế Việt Nam bền vững trong tương lai
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, khuyến khích dòng vốn FDI sạch: dòng vốn FDI sạch:
Hiện nay mặc dù các cơ chế chính sách quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đang có những bước thay đổi căn bản theo xu hướng thu hút dòng vốn FDI sạch vì sự
phát triển bền vững đất nước nhưng nó thực sự chưa phát huy hết tác dụng bởi còn quá nhiều lỗ hổng trong hệ thống chính sách pháp luật của quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư sinh lợi cao cho họ nhưng lại gây tổn hại đến nền kinh tế xã hội. Do đó cần rà soát lại hệ thống pháp luật,
chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất
quán, bổ sung các nội dung còn thiếu , sửa đổi hướng dẫn cụ thể các quy định còn bất
cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Và nhất là cần phải hoàn thiện đầy đủ hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ vì đây là vấn đề
nan giải mà nước ta đang gặp phải trong thời gian qua nhưng vẫn chưa được giải
quyết một cách triệt để . Bên cạnh việc cụ thể hóa những qui định pháp luật và xem xét tính hợp lý của một số chỉ tiêu về môi trường trong việc lựa chọn, đánh giá đối
với các dự án đầu tư nước ngoài thì cần nâng cao hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường , các cơ quan nhà nước thì phải có trách nhiệm cung cấp thông tin sửa đổi đầy đủ , kịp
thời đến các doanh nghiệp FDI và tư vấn cho họ các quy định thực thi pháp luật bảo
vệ môi trường trong quá trình đầu tư . Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích
hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng đi kèm với nó phải là các quy
định tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nhằm đảm bảo thu hút được dòng vốn FDI thực sự sạch cho nền kinh tế. Thực hiện mạnh mẽ các
chính sách ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế… đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc
xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch
vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới , tạo dựng một
nền kinh tế ít các bon. Xây dựng hệ thống tính toán chỉ tiêu GDP xanh để từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác nhất về sự phát triển của đất nước và có những điều
chỉnh phù hợp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế nói chung