Tình hình chung về quá trình thu hút FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam pptx (Trang 49 - 81)

2.2.1. Tình hình chung về quá trình thu hút FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010 2006-2010

Trong giai đoạn này, trong tổng số rất lớn dự án đã thực hiện, số dự án FDI đạt đủ tiêu chuẩn được xem là “sạch” chiếm tỷ lệ vô cùng khiêm tốn. Theo thống kê hiện

nay, có tới 67% doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, chưa kích thích được nền kinh tế. Tính trung bình trên cả nước, chỉ khoảng 5% nhà đầu tư tham

gia vào sản xuất công nghệ hiện đại như ngành công nghệ thông tin và truyền thông,

khoảng 5% khác tham gia vào dịch vụ khoa học, kỹ thuật; 3,5% tham gia vào ngành bảo hiểm, tài chính có kỹ năng quản lí hiện đại, lao động trình độ cao. Lượng FDI thu

hút vào Việt Nam là rất cao song chất lượng FDI lại thấp, đóng góp cho nền kinh tế có

thể bị hạn chế do hành vi ảnh hưởng tới môi trường tài nguyên, do hành vi trốn thuế hay làm tăng tình trạng nhập siêu, không tạo được tính lan tỏa trong nền kinh tế nội địa.

Tỷ lệ lớn các dự án được đầu tư bộc lộ các đặc điểm tiêu cực ngày càng đậm nét

và cần sớm nhận biết và ngăn chặn, mà nổi bật là:

Gây ra những hệ quả ô nhiễm môi trường nặng nề, kéo dài và không thể tính hết.

Theo số liệu thống kê của bộ Tài nguyên và môi trường, trong số hơn 100 khu công

nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường, trong số

Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn vàđều thông qua các dự án hỗ trợ

(số liệu năm 2009).

Gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nhất là đất nông nghiệp, đất ven biển và tước đoạt công ăn việc làm, cùng những hệ quả đa dạng, nhiều đời cho người nông dân mất ruộng, mất sinh kế truyền

thống, như các dự án về sân golf, xây dựng khu nghỉ dưỡng - du lịch...

Gây ra những đe dọa tiềm tàng cho an ninh quốc gia, và toàn vẹn lãnh thổ, như

những dự án trồng rừng vùng biên giới và khai thác tài nguyên những vùng đất chiến lược về quân sự khác đã được cảnh báo và phản biện xã hội khá nhiều trong thời gian

gần đây.

Biến VN thành bãi thải công nghệ và máy móc lạc hậu, gánh chịu tổn thất tài chính to lớn để khắc phục và thay thế, kéo dài tình trạng lạc hậu và kém hiệu quả của

nền kinh tế, móc túi người tiêu dùng trong nước do mua phải hàng hóa chất lượng

kém với giá cao và giảm nguồn thu NSNN;

Ngoài ra, có nhiều dự án FDI đầu tư mang tính chụp giựt, trả lương thấp hoặc vi phạm các yêu cầu, quy định bảo vệ người lao động VN; cũng như còn tình trạng các

DN có vốn đầu tư nước ngoài liên kết ép giá, lũng đoạn thị trường, thực hiện các hành vi hối lộ, làm tăng tình trạng tham nhũng... gây tổn hại cho lợi ích người lao động,

người tiêu dùng và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước thực trạng đó, trong những năm trở lại đây chính phủ và các cơ quan ban

ngành các tỉnh, thành phố cũng đã có những chính sách khắt khe hơn trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điển hình là xu hướng rút giấy phép đối với

các doanh nghiệp nước ngoài đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các

chủ đầu tư gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như: Vừa qua, UBND

tỉnh Phú Yên đã công khai việc chuẩn bị thủ tục thu hồi dự án Thành phố sáng tạo

trong đó giai đoạn I là 1,68 tỷ USD. Dẫu biết rằng việc rút giấy phép những dự án lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sẽ là một thiệt thòi cho sự tăng trưởng kinh tế địa phương mình nhưng các tỉnh, thành phố vẫn riết rao thực hiện bởi sự phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà . Do đó,

hiện nay còn rất nhiều địa phương khác đã và đang thực hiện chính sách này đối với

các dự án đầu tư nước ngoài không đảm bảo hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, an

toàn lao động, hay không có đủ khả năng tài chính…Trước những báo động nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường , thay vì dễ dãi như trước đây, xu hướng hiện nay là các tỉnh thành đã soi kĩ hơn đối với dòng vốn FDI. Có thể nói rằng Việt Nam đã và đang

quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó các hoạch định chính sách của chính phủ chưa thực sự bịt được hết các lỗ hổng nhất

là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì bắt buộc các rào cản

về đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được dỡ bỏ đã gây khó khăn trong quá trình thu hút dòng vốn FDI sạch. Trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều dòng vốn FDI ‘chưa sạch’ đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam mà khó có thể phát hiện được bởi các thủ đoạn

che dấu khá tinh vi của chủ đầu tư nước ngoài. Mặc dù các biện pháp của nhà nước

không giải quyết được vấn đề này một cách triệt để song không thể phủ nhận nỗ lực

chính phủ và các cơ quan trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để có được những dòng vốn FDI thực sự sạch đúng với ý nghĩa thực tế của nó nhằm đảm bảo

cho một đất nước Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

2.2.2.Ví dụ về một số dự án FDI sạch và chưa sạch tại Việt Nam

Các dự án FDI “chưa sạch” tại Việt Namảnh hưởng đến môi trường, khai thác

chiếm dụng tài nguyên một cách không hợp lí, trong khi thu lợi nhuận lớn lại đóng góp

hạn chế cho nền kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể:

Việc công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm. Việc xả thải

Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua

những quy chuẩn về môi trường.

Công ty Vedan Việt Nam là một công ty thuộc Tập đoàn Vedan, Đài Loan. Đây

là một trong các công ty có tổng vốn đầu tư nhiều nhất trong số hàng trăm doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai, Việt Nam với số vốn đầu tư là 422

triệu USD. Dự án của Vedan với diện tích 120 hecta đặt tại xã Phước Thái, huyện

Long Thành, Đồng Naiđã biến vùng đất tuy nghèo nhưng yên bình, xanh tươi đó sớm

trở thành Khu công nghiệp Gò Dầu phát triển, với dòng sông chết Thị Vải (bị đầu độc

bởi 4000- 5000m3 chất thải/ ngày trong nhiều năm của Vedan) khiến môi trường bị tàn phá nặng nề và cuộc sống người dân trong vùng bi đe doạ nghiêm trọng. Cách thức

phá hoại môi trường của Vedan được đánh giá là tinh vi và có hệ thống thông qua việc đấu nối hệ thống đường ống thoát nước để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải

hay thiết kế ngụy trang hệ thống xử lí nước thải từ nhà máy tinh bột để xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Công ty Vedan VN đã thừa nhận hành vi vi phạm này. Tổng lượng nước thải xả ra sông Thị Vải hơn 4.000m3/ngày. Hiện Vedan VN đang

hoạt động sản xuất nhiều mặt hàng như: sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit...Và sông Thị Vải đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng với bởi các loại rác thải và đáng lo hơn là các chất độc hại kim loại nặng. Đặc biệt, đoạn sông tại đi qua công ty Vedan VN được đánh giá là khúc sông “chết”. Môi trường nước ở

khu vực sông Thị Vải đã bị ô nhiễm quá nặng, không thích hợp cho cá, tôm sống và phát triển bình thường, con người cũng đang bị “đầu độc”. Một kết quả báo động mà MCE tiến hành khảo sát trên sông, đó là hàm lượng khí độc NH3 và H2S trong thủy

vực sông rất cao so với ngưỡng thích hợp cho điều kiện phát triển bình thường của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

loài thủy sản. Cụ thể, giới hạn cho phép NH3 trong môi trường nước phải nhỏ hơn 0,6

mg/lít và H2S nhỏ hơn 0,005 mg/lít, nhưng thực tế trên sông Thị Vải thành phần khí độc hiện đang ở mức 1,73 và 0,8. Bên cạnh đó, hàm lượng ô xy trong nước cũng rất

phải những sinh vật sống ở nguồn nước có kim loại nặng, bị ô nhiễm cao lâu ngày sẽ

tích tụ sinh học và gây ra hàng loạt bệnh, không loại trừ khả năng bị ung thư. Trường

hợp nếu độc tố đó quá cao, có thể bị chết ngay. Thiệt hại có thể quy ra con số cụ thể

qua số liệu thống kê của Hội Nông dân TP.HCM và UBND huyện Cần Giờ về nuôi

trồng, đánh bắt thủy hải sản của người dân Cần Giờ do ảnh hưởng việc Công ty Vedan

xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vải. Theo đó, có 1.181 đơn khiếu nại của người dân với

tổng thiệt hại kê khai khoảng 567 tỉ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người

dân trong vùng, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng và đất nước đồng

thời để lại hậu quả to lớn, không thể khắc phục cho môi trường sống, thiên nhiên.

Như vậy có thể thấy, tại Việt Nam, nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi

trường còn rất hạn chế. Nguyên nhân một phần do trình độ công nghệ và một phần là do hạn chế về tài chính. Tuy nhiên, khó có thể tin một công ty lớn mạnh như Vedan lại có sự hạn chế về tài chính, nhân lực và công nghệ đến mức lén xả thẳng nước thải ra sông, và việc phá hoại môi trường diễn ra thường xuyên với quy mô lớn mà sau 14

năm mới bị xử lí. Ở đây cần đặt dấu chấm hỏi lớn về tính “hiệu quả” từ dự án của Vedan nói riêng, các dự án đầu tư khác nói chung cũng như tính chặt chẽ trong cơ chế

quản lí hoạt động đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền.

Một ví dụ về FDI chưa sạch trong thời gian gần đây nữa là tình trạng chuyển

giá. “chuyển giá” là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh được các

khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, để rồi chuyển lợi

nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài.Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng

các doanh nghiệp đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất - kinh doanh.Ví dụ như: Theo số

liệu Cục thuế TP.HCM, 60% trong 3.500 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Mới đây,

Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra thuế tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và

Khách sạn Metropolitan (liên doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây

dựng và Công ty Saigon Metropolitan Ltd. Thuộc Tập đoàn British Virgin Island –

Vương quốc Anh). Tại các cuộc thanh tra này, đã xác định được các khoản trốn thuế

và lỗ lên tới hàng chục triệu USD. Còn theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, tình trạng

báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh này rất tồi tệ, khi có đến 104/111

doanh nghiệp có báo cáo lỗ trong năm 2009 (Báo Đầu tư đã đề cập tại số báo 83, ra ngày 12/7/2010) nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn mở rộng sản xuất. Tình trạng “chuyển giá” có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền sản xuất trong nước

cũng như vị thế quốc gia trên thị trường thế giới. Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá”

của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa. Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ

tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” để tối ưu hóa lợi

nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó

sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá.Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn

nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các công ty FDI. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, chẳng hạn như sữa,

cà phê.

Ngoài ra, có một số ví dụ FDI chưa sạch như: Hiện tượng các siêu dự án FDI

"có vấn đề" được thổi phồng quá mức để che đậy thực chất không có gì của chúng, đồng thời là cớ để chiếm dụng đất đai và các nguồn tài nguyên khác xảy ra nhiều trên các tỉnh trong các năm liên tiếp gần đây. Điển hình phải kể đến Nhà máy Gang thép Eminence ở Thanh Hóa (30 tỉ đô la), Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng tại Quảng

ngoài (FDI) ở tỉnh Phú Yên như dự án "Khu công nghiệp lọc hóa dầu và tổ hợp hóa

dầu naphtha cracking" của Công ty SP Chemicals Ltd (Singapore) với tổng giá trị đầu tư 11 tỉ đô la xin rút năm 2009, Sau đó là dự án "Đặc khu kinh tế tại Phú Yên" của tập đoàn Sama Dubai (các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) trị giá 250 tỉ đô la xin

dừng năm 2010.

Hiện tượng các dự án chậm triển khai hoặc thậm chí án binh bất động do địa phương chưa sẵn sàng hấp thụ một lượng vốn quá lớn, khiến cho tỷ lệ vốn thực hiện so

với vốn giải ngân ngày càng thấp như dự án Liên hợp thép Tata - Việt Nam Steel tại

Hà Tĩnh (5 tỉ đô la), Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của tập đoàn Formosa cũng ở Hà Tĩnh (16 tỉ đô la), Saigon Atlantic Hotel ở Bà Rịa - Vũng

Tàu (4,1 tỉ đô la)

Bên cạnh sự giống nhau về quy mô đầu tư khổng lồ, các dự án này còn giống

nhau ở một điểm quan trọng khác, đó là chúng đều hướng đến việc khai thác tài nguyên giá rẻ của Việt Nam. Tài nguyên này có thể là đất, là nước, là môi trường - tất

cả đều với chi phí quá thấp, hay là điện năng với mức giá quá rẻ so với các điểm đến đầu tư khác, do được nhà nước trợ cấp. Vô hình trung, các dự án FDI khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí.

Tuy nhiên, trong số các dự án FDI, vẫn có một số ít các dự án tương đối “sạch”

không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn thân thiện với môi trường, thực hiện và hoạt động theo định hướng bảo vệ môi trường của đất nước. Nét mới trong thu hút FDI

là ngày càng có nhiều dự án lớn như dự án sản xuất vỏ xe của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư 360 triệu USD, dự án sản xuất bao bì cao cấp của Tập đoàn SCG Siam Cement (Thái Lan) đầu tư giai đoạn một 140 triệu USD, dự án Khu đô

thị sinh thái Mỹ Phước do SP Setia Berhad (Malaysia) và Becamex IDC hợp tác đầu tư

với vốn 620 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất nước giải khát của Kirin Acecook Việt

công nghiệp chế biến của Công ty TNHH Iwai Plant Tech Việt Nam với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất phụ kiện máy đo huyết áp của Công ty

TNHH Key Plastics Việt Nam nhằm phục vụ cho các nhà sản xuất thiết bị y khoa điện

tử... tập trung vào các giá trị hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường .

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam pptx (Trang 49 - 81)