cầu hóa
Hơn hai năm qua, mặc dù nền kinh tế toàn cầu chỉ đang khôi phục một cách
chậm chạp từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nền công nghiệp xanh
trên thế giới đã đạt được sự phát triển khá ấn tượng. Vào năm 2009, dòng vốn FDI đầu tư vào những năng lượng có thể tái tạo được hay những công nghệ có thể tái sinh,
nồng độ cacbon thấp đã lên tới con số 90 nghìn tỷ đô la . Doanh thu trong khu vực
xanh này cũng rất lớn, theo ông Mahmood Razee chủ tịch tổ chức thương mại và phát triển kinh tế Maldives : Qua các nghiên cứu cho thấy rằng doanh thu toàn cầu trong
lĩnh vực công nghiệp xanh đã chiếm tới 75% tổng doanh thu đạt tới 530 tỷ đô la vào
năm 2008, và hướng tới con số 2000 tỷ đôla năm 2020 từ các chính sách khuyến khích
thu hút dòng vốn FDI sạch trên toàn cầu. Với những tín hiệu đáng mừng từ các con số
về tổng lượng vốn , doanh thu trong khu vực FDI đầu tư vào các ngành năng lượng
sạch đang có xu hướng gia tăng, chúng ta có thể thấy được một tiềm năng đối với sự
phát triển ngành công nghiệp xanh trên toàn thế giới đang thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư ngành sản xuất vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa thân thiện với môi trường . Các tác động của biến đổi khí hậu và sự nhận thức trên toàn thế giới về hiệu quả của năng lượng sạch đã tạo ra một làn sóng ổn định trong lĩnh vực đầu tư này vì vậy mà mặc dù nền kinh tế vẫn phục hồi chậm sau khủng hoảng kinh tế nhưng khu vực năng lượng sạch và công nghiệp xanh vẫn thu hút được khá nhiều vốn đầu tư nước ngoài
.Do đó hiện nay cụm từ “ green FDI” đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong
các diễn đàn kinh tế, cuộc họp cấp cao và giới đầu tư, nó đã trở thành một động cơ tăng trưởng mới cho quá trình tăng hiệu suất kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền
vững toàn cầu. Tại hội nghị cấp cao ba bên tại diễn đàn đầu tư thế giới vào ngày 8
tháng 9 năm 2010 đã nhấn mạnh xu hướng thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các khu vực xanh, xem FDI như một công cụ quan trọng để nâng cao sự phát triển bền vững toàn cầu và là người cầm lái cho quá trình đa dạng hóa các nguồn năng lượng; để làm được điều này tại buổi họp thứ ba của hội nghị đã tiến hành thăm dò những cơ hội xúc tiến
cho dòng vốn FDI sạch và nhận ra rằng điều quan trọng nhất để ngăn chặn biến đổi
khí hậu đó là trong hoạt động đầu tư cần tăng cường hình thành càng sản phẩm, dịch
vụ ít các bon và thân thiện môitrường .Vừa qua tại giải thưởng xúc tiến đầu tư của tổ
chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển được trao vào tháng 8
năm 2010 thì hoạt động đầu tư Hồng Kông và chính quyền thành phố Thâm Quyến
của Trung Quốc cho việc hợp tác thành công trong việc thúc đẩy đầu tư xanh, nhất là từ dòng vốn FDI sạch và quá trình chuyển giao kiến thức công nghệ giữa họ đã giành
được giải nhất toàn thế giới. Từ những hoạt động này đã cho chúng ta thấy rằng , hiện
nay tất cả các tổ chức trên thế giới như Hội đầu tư thế giới( World Investment Forum),
các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hay cá nhân từng khu vực đã và đang quan tâm nhiều hơn về nguồn vốn FDI sạch do đó đã thúc đẩy được các dự án , mô hình thu hút FDI sạch khá hiệu quả . Điều này mở ra một triển vọng mới trong tương lai cho quá
trình phát triển dòng vốn FDI sạch rộng khắp trên toàn thế giới