Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam pptx (Trang 39 - 43)

Từ kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI sạch của các nước bạn, chúng ta có thể

rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Do địa hình lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có

những đặc trưng và lợi thế riêng. Vì vậy phải định hướng phát triển cho từng vùng , cùng với những biện pháp, chính sách nhằm phát huy thế mạnh của từng địa bàn có nhiều lợi thế, phát huy vai trò các vùng động lực nhằm khuyến khích, tạo điều kiện

thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các khu chế xuất , khu công

nghiệp tập trung, khu kinh tế mở tại tất cả các khu vực trong cả nước để giảm bớt sự

mất cân bằng trong cơ cấu vùng. Bên cạnh đó nhà nước phải có định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công

nghiệp hiện đại, các dự án năng lượng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt

trời, điện gió ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức

sản xuất và kinh doanh mới , bởi vì suất đầu tư vào những dự án này khá cao, giá

thành vượt nhiều lần giá thương phẩm hiện nay, do vậy theo kinh nghiệm các nước,

cần phải có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước, có sự cạnh tranh công bằng thông qua đấu

thầu minh bạch thì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới. Khi hoạt động đầu tư bắt đầu có ý tưởng từ các ngành, địa phương thì phải lập phương án về

mục tiêu, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, các điều kiện bảo đảm đã và sẽ có về giao

thông, viễn thông, năng lượng, cấp thoát nước, nhân lực tại chỗ và có thể đào tạo, các ưu đãi về thuế, tín dụng, tiền thuê đất, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa; các

tổ chức dịch vụ tư vấn về pháp lý, lập dự án, xử lý quan hệ với cơ quan nhà nước, các địa chỉ cần liên hệ để có thêm thông tin về dự án. Có như vậy mới tạo được niềm tin và

thu hút được các chủ đầu tư bỏ một lượng vốn lớn cho các dự án. Cần đào tạo, thu hút đội ngũ lao động tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, thông tạo ngoại ngữ đáp ứng

yêu cầu do các nhà đầu tư nước ngoài đề ra. Chính phủ phải nghiêm ngặt, chủ động

trong công tác chọn lựa đối tác đầu tư, từ chối cấp phép cũng như thu hồi giấy phép đối với những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù

hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, nhất là gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên để xuất khẩu chứ không phải để chế biến làm gia tăng

giá trị sản phẩm. Vấn đề có liên quan đến việc chủ động lựa chọn dự án FDI của các cơ quan nhà nước địa phương, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào một số nhà đầu tư,

mà phải dựa trên căn bản lợi ích lâu dài của đất nước. Nếu như các nhà đầu tư quốc tế

có quyền lựa chọn địa điểm và nước để thực hiện dự án thì nước chủ nhà cũng có

quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cư. Trong

quá trình thẩm định dự án công nghiệp cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ cao để

phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, cần bổ sung

những nội dung liên quan đến FDI với phát triển bền vững trong các hiệp định song phương về đầu tư và quy tắc đầu tư trong các hiệp định thương mại, để xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của nước chủ nhà và nước của nhà đầu tư. Tất nhiên, để thu hút đầu tư nước ngoài thì mỗi nước phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư theo thông lệ quốc tế, nhưng nhà đầu tư cũng phải tôn trọng tính đặc thù của mỗi nước, các mục tiêu định hướng và những ưu tiên trong từng chiến lược phát

triển, bởi vì điều đó phản ảnh sự chia sẻ lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà. Nước

của nhà đầu tư và nước chủ nhà cũng có thể chia sẻ nghĩa vụ, ví dụ không cho phép sử

dụng lao động trẻ em, ngăn chặn tham nhũng , hiện tượng rửa tiền xuyên quốc gia

trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Việc kết hợp hài hòa, đồng bộ những biện pháp cải

tạo thiết thực như: đổi mới giáo dục, đào tạo lao động có tay nghề, mới hấp thu được

nguồn vốn của các nước có công nghệ hiện đại để tương xứng với nó, đặt vấn đề ô

nhiễm môi trường lên hàng đầu khi xét duyệt các dự án đầu tư và các chính sách thông thoáng mở cửa cho chủ đầu tư nước ngoài nhưng đi kèm với nó là hệ thống pháp luật

chặt chẽ thì hứa hẹnsẽ mang đến cho Việt Nam những nguồn vốn FDI sạch đảm bảo

Chương 2: Thực trạng thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010

2.1.Khái quát tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010

2.1.1.Vốn đăng ký, vốn thực hiện

Từ năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong kinh tế khu vực FDI khi Việt Nam gia

nhập tổ chức thương mại thế giới WTO được hoà nhập sâu rộng và học hỏi các nền

kinh tế tiên tiến trên thế giới, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải

thiện và chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư lớn. Quy mô đầu tư giai đoạn 2006-

2010 tăng đáng kể so với giai đoạn trước liền kề 2001-2005, số dự án tăng khoảng 1,2

lần trong khi đó số vốn thực hiện tăng hơn 3 lần và số vốn đăng kí tăng hơn 7 lần. Thời

kỳ 2001- 2005, tỷ trọng FDI trong vốn đầu tư xã hội là 16%, năm 2006 và 2007 là 25%, năm 2008 là 30% và năm 2009 là 25,9% (theo số liệu biểu đồ 1).

Biểu đồ 1.Kết quả thu hút FDI giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010

Nguồn:Tổng cục thống kê

Giai đoạn 2006-2010 cũng thể hiện những nốt thăng trầm trong tiến trình thu hút FDI. Năm 2006, Việt Nam đã tạo ra một bước đột phá về thu hút vốn FDI, khi tổng

vốn cấp mới đạt 10,2 tỷ USD, cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, tạo đà thuận lợi cho năm 2007. Những năm 2007, 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, trong khi các nước phải tiếp nhận FDI đang đứng trước nguy cơ “sự chảy ra” của dòng vốn FDI thì Việt Nam vẫn đạt được lượng vốn FDI thu hút đáng kể. Số vốn đăng ký của năm 2007,

2008 lần lượt tăng 177,84%, 299,85% đạt 21347,8 và 64011,0 triệu USD. Trong năm

2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ

USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng

30% so với năm 2008.Trong 12 tháng đầu năm 2010, có 269 lượt dự án đăng ký tăng

vốnđầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,37 tỷ USD, bằng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2010, các nhà

đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 18,59 tỷ USD, bằng 82,2% so với

cùng kỳ 2009.

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh lượng vốn FDI đăng kí và lượng vốn thực hiện năm 2005- 2010

Biểu đồ so sánh lượng vốn FDI đăng kí và lượng vốn FDI thực hiện năm 2005-2010

0 20000 40000 60000 80000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 N ă m Lượng vốn FDI Vốn FDI thực hiện Vốn FDI đăng kí Nguồn: Tổng cục thống kê

Chênh lệch giữa vốn đăng kí và vốn thực hiện trong giai đoạn này hầu hết là rất

2007 tổng vốn thực hiện đạt 12,1 tỷ USD bằng 36,34% tổng vốn đăng ký mới. Đến 2008 lượng vốn giải ngân này tăng mạnh đạt 11,6 tỷ USD tuy nhiên chỉ bằng khoảng

16,04% tổng vốn đăng ký. Tình hình khả quan hơn vào năm 2009 với tỉ lệ 43,28%,

năm 2010 là 59,14% do công tác quản lý, vấn đề giải ngân vốn được xem xét và quan tâm nhiều, hợp lý hơn.

Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn có nhiều biến động kinh tế, chịu

nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng chung trên thế giới, song các số liệu thống kê về đầu tư FDI vẫn phản ánh cái nhìn tích cực và lạc quan hơn cho môi trường đầu tư ở

Việt Nam nói riêng, môi trường kinh tế Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam pptx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)