Thu hút lao động trong công nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " docx (Trang 78 - 79)

- Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo

Điều chỉnh giảm CCN Tây Bắc Lao Bảo từ 47ha xuống còn 27ha Quy hoạch và phát triển thêm CCN tại thị trấn Khe Sanh với diện

3.3.2. Thu hút lao động trong công nghiệp

Về nguyên tắc vấn đề chưa sử dụng hết lao động liên quan tới cả hai mặt cung và cầu. Tuy nhiên, trong thực tế người lao động luôn muốn tìm kiếm công ăn việc làm, do đó chỉ có thể điều chỉnh chút ít về mặt cung ứng lao động thông qua giải pháp giảm mức tăng dân số quá mức, đồng thời nên cần có nhiều chính sách tập trung giải quyết về nhu cầu việc làm. Các chính sách về tiền lương, phát triển công nghiệp, giáo dục, dân số đều có vai trò quan trọng đối với vấn đề việc làm.

Một trong những động lực mạnh mẽ để người lao động khi chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp chủ yếu là do thu nhập trong lĩnh vực công nghiệp thường cao và ổn định hơn các lĩnh vực khác. Do đó, có hai cách để gia tăng số lao động làm việc trong công nghiệp là gia tăng sản lượng, nâng cao năng suất từ đó đẩy tiền lương lên cao tạo sức hấp dẫn đối với lao động hoặc là cố gắng tăng số lao động để đảm bảo được một sản lượng nhất định.

Bên cạnh lực hút thì vẫn còn lực đẩy rất lớn là lao động chưa có trình độ chuyên môn phù hợp trình độ công nghệ. Đối với các nước đang phát triển, công nghệ nhất là công nghệ trong sản xuất công nghiệp thường đi sau các nước phát triển và đòi hỏi hỏi một chi phí vốn ban đầu rất lớn nếu muốn trang bị các công nghệ này trong khi nguồn lưc hiện có lại hạn chế. Do đó, muốn trình độ lao động phù hợp với trình độ công nghệ thì có thể thực các giải pháp sau. Một là, có thể nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài nhưng cải tiến những công nghệ đó sao cho phù hợp với trình độ của lực lượng lao động hiện tại hoặc tự nghiên cứu những công nghệ phù hợp với điều kiện của mình. Hai là, phải tăng cường mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề

để nâng cao trình độ cho người lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá hình thức đào tạo một cách linh hoạt. Để thu hút lao động trong công nghiệp đạt hiệu quả cao, lâu dài, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, mất cân đối giữa các lực lượng lao động rất cần tỉnh có chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn lực từ nay cho đến các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp cần ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, gia công lắp ráp sản phẩm,.v.v. rồi sau đó mới chú trọng phát triển các ngành đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để người lao động có thể tìm được việc làm như: mở ra các trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức hội chợ việc làm, sản giao dịch việc làm, tăng cường thông tin việc làm trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài truyền hình, các trang mạng internet,.v.v.

Do sự phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp thường tập trung nên lao động trong công nghiệp cũng tập trung trong một không gian lãnh thổ nhất định. Do đó, để đảm bảo điều kiện sống và giữ chân người lao động cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết về nhà ở, không gian sinh hoạt văn hoá, bệnh viện, trường học cho công nhân.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " docx (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w