Trình độ lao động và công nghệ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " docx (Trang 47 - 49)

Do đây là thời kỳ mà các khu công nghiệp dần dần được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định,

2.2.1.4.Trình độ lao động và công nghệ

- Trình độ lao động trong các ngành công nghiệp

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, sơ cấp và trung cấp chiếm khoảng 70% so với tổng số lao động trong ngành công nghiệp; Cao đẳng nghề chiếm 1,27%; Đại học chiếm 27,62%; Thạc sĩ và tiến sĩ chiếm 0,71% so tổng số. Đa số lực lượng lao động chuyển từ khu vực nông thôn sang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ yếu là dạng lao động phổ thông hoặc được đào tạo trong thời gian ngắn hạn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề chuyên môn cao, nhưng lại là lực lượng sản xuất trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất. Còn lại số lao động có năng lực, trình độ chủ yếu được phân bổ trong các bộ phận quản lý sản xuất và kinh doanh. Bộ phận này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao trong công việc nên ít nhiều được quan tâm, chú trọng phát triển. Tuy nhiên, lực lượng này chiếm số lượng không nhiều và chủ yếu được thu hút từ các trường cao đẳng, đại học bên ngoài tỉnh.

Việc thiếu các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp là nguyên nhân trực tiếp của thực trạng này. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có 03 trường trung cấp nghề chuyên nghiệp với khoảng trên 100 giảng viên; 01 trường cao đẳng với khoảng trên 160 giảng viên; cùng với đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác học tập, dạy nghề hết sức thiếu thốn, nghèo nàn, không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về đạo tạo lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn hết sức khiêm tốn là thách thức lớn trong giai đoạn tới mà tỉnh cần tập trung giải quyết.

- Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất

Do chưa có một khảo sát và điều tra chuyên sâu, chi tiết nào về thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhưng qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khảo sát sơ bộ một số cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có

thể nhìn nhận và đánh giá khái quát về trình độ công nghệ và thiết bị trong ngành công nghiệp Quảng Trị như sau:

+ Công nghiệp khai thác, chế biến khoảng sản: các cơ sở khai thác chế biến titan, đá vôi, cát sạn xây dựng,.v.v.chủ yếu sử dụng dây chuyền công nghệ cũ, công nghệ cũ đã qua cải tiến bán tự động; nhưng nhìn chung vẫn rất lạc hậu, thường xuyên thải ra môi trường các chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân sống quanh cơ sở sản xuất.

+ Công nghiệp chế biến: Một số nhà máy lớn như nhà máy chế biến gỗ MDF, nhà máy ilemnite hoàn nguyên, dây chuyền nghiền ziron siêu mịn, nhà máy bia Hà Nội- Quảng trị... đã và đang đưa vào hoạt động sản xuất có công nghệ khá đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng và tính cạnh tranh ngày càng cao của doanh nghiệp. Các dây chuyền công nghệ này bước đầu chú trọng đến tính tự động hoá và ít gây ô nhiễm môi trường.

Các doanh nghiệp còn lại, ngoài một số thiết bị công nghệ chuyên dùng thuộc thế hệ mới, nói chung trình độ công nghệ, thiết bị của đa số các đơn vị sản xuất vẫn ở mức trung bình, một số ít doanh nghiệp dây chuyền còn thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng nhất định đến tổ chức sản xuất.

Tại các khu, cụm công nghiệp, qua khảo sát cho thấy công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung bình là chủ yếu, tỷ lệ trình độ công nghệ tiên tiến chưa cao, nhất là trong các cụm công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ. Tuy nhiên, nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp còn thấp nên không thể sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, hiện đại. Do đó, các doanh nghiệp phải tốn kinh phí và thời gian đào tạo, gây phản ứng e ngại và chậm đổi mới.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của tỉnh, các cơ sở công nghiệp cá thể và hộ gia đình chiếm đại đa số (trên 97%) với lượng vốn đầu tư thấp. Do vậy, hầu hết các thiết bị của các cơ sở là lạc hậu hoặc bán thủ công. Hơn nữa các cơ sở công nghiệp này nằm xen kẽ trong khu dân cư nên không thể dễ dàng đầu tư mở rộng, trang bị thêm thiết bị hiện đại. Vì vậy, cần tập trung các doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất kinh doanh

cùng một loại sản phẩm thành các doanh nghiệp lớn hơn, để tập trung nguồn lực về vốn, đất đai, nhân lực và khoa học công nghệ .

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " docx (Trang 47 - 49)