0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Điều kiện hạ tầng:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " DOCX (Trang 36 -38 )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-

2.1.5. Điều kiện hạ tầng:

Hiện tại, về cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội cũng như công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng, một số được đưa vào khai thác và bước đầu mang lại hiệu quả.

Giao thông: Đường bộ: các tuyến đường trên địa bàn trong tỉnh trong những năm gần đây luôn được đầu tư, nâng cấp và mở rộng. Quảng Trị có 04 tuyến đường quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 376,2 km và có vai trò quan trọng, là tuyến giao thông huyết mạch nối tỉnh với các vùng trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, tỉnh có 20 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 320,6 km và 628 km đường huyện và giao thông nông thôn góp phần liên thông giữa các địa bàn trong tỉnh và các vùng lân cận.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh dài 76 km (với 7 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3 và 4) thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá và đi lại.

+ Đường hàng không: Sân bay Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên Huế) và sân bay Đà Nẵng cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 80km và 150km về phía Nam thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá và đi lại.

+ Đường thuỷ: Quảng Trị có 04 sông lớn với tổng chiều dài khoảng 400km, trong đó khoảng 300km có hoạt động vận tải, hiện đã đưa vào quản lý và khai thác 129 km, khá thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ phục vụ vận tải và khai thác vật liệu xây dựng.

+ Cảng Cửa Việt được xây dựng với 2 cầu cảng dài 128m, dùng cho tàu thuyền hoạt động vận tải dưới 2.000 DWT. Ngoài ra, trong tương lai gần, cảng Cửa Việt sẽ được đầu tư xây dựng thêm bến cảng, nâng công suất lên 800.000 tấn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và phát triển kinh tế.

+ Cửa khẩu: Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay và 04 cửa khẩu phụ là Tà Rùng, Cheng, Thanh Cóc với các tỉnh Savanakhet và Salavan của nước CHDCND Lào. Trong những năm qua, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng khang trang, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh đã tạo điều kiện qua lại trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tương đối thuận lợi hơn so với một số địa phương xung quanh và đang tiếp tục được hoàn thiện để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Hệ thống cấp điện: hiện nhà máy thuỷ điện Quảng Trị (công suất 2x32MW) là nguồn điện cung cấp chính. Ngoài ra, tỉnh còn nhận diện thông qua hệ thống 110kV

Đông Hà-Đồng Hới và Đông Hà-Huế. Điều kiện cung cấp điện ở khu vực đồng bằng tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Vùng sâu, vùng xa và hải đảo còn nhiều khó khăn phải sử dụng thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời, máy phát diezel...

Hệ thống cấp nước: toàn tỉnh đã có hệ thống cấp nước máy đầy đủ trong đó, TP.Đông Hà có nhà máy nước công suất 15.000m3/ngày đêm, thị xã Quảng Trị 3.500m3/ngày đêm. Các vùng nông thôn, miền núi chủ yếu dùng giếng khoan, chất lượng nước chưa đảm bảo.

Hệ thống thông tin và truyền thông: đến nay đã phát triển khắp các địa bàn trong tỉnh. Năm 2010, toàn tỉnh có 408.000 thuê bao điện thoại, đạt 68 thuê bao/100 dân và 20.181 thuê bao internet đạt mật độ 3,3 thuê bao/100 dân, tốc độ tăng trưởng thuê bao Internet giai đoạn 2006-2010 là 78,5%/năm. Tổng số trạm phát sóng điện thoại di động đang hoạt động trên địa bàn là 918 trạm (gấp 10 lần năm 2006), 153 điểm bưu chính, chuyển phát.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " DOCX (Trang 36 -38 )

×