- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước
Xét theo cơ cấu ngành nghề, ngành sản xuất chế biến thực phẩm đồ uống là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất so với lao động toàn ngành công
2.2.3. Hiện trạng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Tỉnh hiện có 03 KCN nằm trong Danh mục các KCN ưu tiên phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Chính phủ thành lập là KCN Nam Đông Hà, KCN Quán Ngang và KCN Tây Bắc Hồ Xá với tổng diện tích 597,6ha.
Khu công nghiệp Quán Ngang Khu công nghiệp Nam Đông Hà
Hiện tình hình các KCN này đang hoạt động và phát triển như sau:
- KCN Nam Đông Hà: là KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Công văn số 556/CP-CN ngày 26/4/2004, ở phường Đông Lương, thị xã Đông Hà;
cách trung tâm thành phố Đông Hà 2km về phía Nam; cách cảng Cửa Việt 12 km; nằm cạnh ga Đông Hà và Quốc lộ 1A; cách sân bay Phú Bài Huế 81km; cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 170km. Đặc biệt, Khu công nghiệp Nam Đông Hà gần đường xuyên Á và cách Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 51 km. Có diện tích 136 ha chia thành hai giai đoạn, trong đó: giai đoạn 1 phát triển 99,03ha, tổng mức đầu tư là 120 tỷ đồng. Sau khi điều chỉnh, diện tích KCN là 98,6ha; tổng mức đầu tư được duyệt là 118,2 tỷ đồng.
Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu: sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, dệt may da giày, chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, lắp ráp điện tử, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải..
Hiện trạng cơ sở hạ tầng: đến nay, cơ sở hạ tầng của KCN đã được hoàn thành cơ bản như đường giao thông, hệ thống điện phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống cấp thoát nước và đang tiến hành triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải thập trung. Tổng vốn đầu tư cho KCN hiện đạt khoảng 90 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư: đến nay, các doanh nghiệp trong KCN đã thuê 58,6ha (chiếm gần 94,5% diện tích đất công nghiệp) với 25 dự án có tổng vốn đăng ký trên 1.433 tỷ đồng (10 dự án đang hoạt động với tổng vốn 894,6 tỷ đồng). Tổng số lao động đang làm việc trong KCN đạt gần 2.100 lao động. Các ngành nghề đang hoạt động và đăng ký trong KCN như:
+ Nhà máy gỗ MDF với số vốn 450 tỷ đồng và đang hoạt động ổn định, thu hút 200 lao động, sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng. Khối lượng sản xuất năm 2009 ước đạt 60.000m3 sản phẩm, doanh thu ước đạt 88 tỷ đồng.
+ Nhà máy may xuất khẩu Đông Hà của Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ với mức vốn đầu tư 53 tỷ đồng, đi vào hoạt động tháng 1/2008; với 30 dây chuyền, thu hút hơn 1.000 lao động.
+ Nhà máy chế biến lâm sản SBT tiếp quản phục hồi Nhà máy ván ép Đất Việt cũ với mức vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng, đã đi vào sản xuất thu hút hơn 100 lao động. + Dự án chế biến gỗ mỹ nghệ của công ty TNHH Tín Đạt Thành, với tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng, thu hút 100 lao động có tay nghề.
+ Nhà máy nghiền Klinker với vốn đầu tư 150 tỷ đồng, công suất 250.000 tấn/năm;
văn bản số 611/TTg-KTN ngày 25/4/2008 và ngày 21/7/2008 UBND tỉnh Quảng Trị đã ra Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND về việc thành lập KCN Quán Ngang với diện tích quy hoạch 205ha (giai đoạn 1: 139ha, giai đoạn 2: 66ha). Nằm ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; cách Đông Hà 7km về phía Bắc, cách cảng Cửa Việt 5km, nằm cạnh ga Hà Thanh và Quốc lộ 1A; cách sân bây Phú Bài Huế 87km; cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 177km. Đặc biệt, Khu công nghiệp Quán Ngang nằm trên đường xuyên Á và cách Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 55 km.
Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản, bia rượu nước giải khát, công nghiệp sản xuất VLXD, dệt may, hoá mỹ phẩm...
Hiện trạng cơ sở hạ tầng: đến nay, KCN đang được tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thoát nước và giải phóng mặt bằng một số lô đất công nghiệp để bàn giao cho các chủ đầu tư phát triển các dự án sản xuất. Tổng số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN hiện đạt khoảng 30 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư: KCN hiện có 17 dự án trong nước đầu tư với diện tích đất cho thuê đạt 117,6 ha với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, có 08 dự án đang hoạt động và triển khai xây dựng vơi số vốn thực hiện đạt 844 tỷ đồng trên diện tích đã thuê là 39ha. Các dự án đang hoạt động và đăng ký trong KCN gồm có: chế biến khoáng sản (03 dự án), sản xuất VLXD (09 dự án), phân bón (02 dự án), bia (01 dự án), cơ khí lắp ráp (01 dự án), kho bãi (01 dự án).
- KCN Tây Bắc Hồ Xá: được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục các KCN cả nước tại văn bản số 2151/TTg-KTN ngày 22/11/2010. KCN có diện tích đất quy hoạch 294 ha (giai đoạn I; 157,6 ha).
Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu: chế biến nông lâm sản, chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD, cơ khí lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy, dệt may, hàng tiêu dùng...
Hiện trạng cơ sở hạ tầng: KCN đang trong giai đoạn triển khai lập quy hoạch chi tiết.
Thu hút đầu tư: trong KCN hiện có 04 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích chiếm đất khoảng 13,4ha, bao gồm: 01 công ty chế biến mủ cao su, 01 cơ sở
sản xuất hạt nhựa PP, PE, 01 nhà máy sản xuất giấy, 01 cơ sở chế biến gỗ. Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt gần 47 tỷ đồng và thu hút 215 lao động.
Ngoài ra, nhằm khai thác hết lợi thế về vị trí địa lý giao thông của tỉnh Quảng Trị trong Hành lang kinh tế Đông-Tây. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Khu kinh tế Đông-Nam Quảng Trị vào Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020 bên cạnh Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo.
- Khu kinh tế Đông-Nam Quảng Trị: theo đề án thành lập và phát triển, khu kinh tế có diện tích khoảng 23.771 ha, theo quy hoạch đây sẽ là khu kinh tế tổng hợp, có kết cấu hạ tầng hiện đại và các cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư.
Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp sản xuất điện (nhiệt điện), công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất VLXD, vật liệu mới, dệt may, chế biến lương thực-thực phẩm, đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ hải sản và cơ khí tiêu dùng...
Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng: hình thành khu công nghệ cao với kết cấu hạ tầng đồng bộ, có quy mô 683 ha. KCN Triệu Lăng gồm cụm công nghiệp (CCN) đa ngành Triệu Sơn (873ha), CCN khí điện đạm Triệu Lăng (552ha), CCN cát và vật liệu xây dựng Triệu Trạch (786ha), CCN đa ngành Triệu Sơn-Triệu Trạch (1.279ha). Khu Trung tâm điện lực: mục tiêu nhằm cung cấp thêm nguồn điện cho điện lưới quốc gia (từ 3.600MW-4.800MW). Hình thành KCN đóng mới và sửa chữa tàu biển 474 ha.
- Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo: hiện trong Khu kinh tế đã quy hoạch 03 CCN với tổng diện tích 117 ha, gồm: CCN phía Tây Bắc (diện tích 47ha), CCN trung tâm (10ha) và CCN Tân Thanh (60ha).
Đến năm 2010, 03 CCN đã thu hút được 13 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp với tổng diện tích chiếm đất 23,9 ha, tổng vốn đầu tư thực hiện và đăng ký đạt gần 501,3 tỷ đồng. Trong đó, các dự án đã đi vào hoạt động có 07 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 299,2 tỷ đồng chiếm 13,8 ha đất công nghiệp.
Các dự án đang hoạt động gồm: nhà máy sản xuất gạch tuynen, nước giải khát, sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, chế biến và xuất khẩu cà phê, lắp ráp điện thoại di động...