Toàn tỉnh có 27 cơ sở sản xuất hoá chất. Trong đó, có 16 doanh nghiệp chiếm 4,8% tổng số doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Lao động của ngành hiện có trên 800 người, trong đó 70% tập trung trong các doanh nghiệp với mức trung bình 70 lao động/doanh nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt trên 245 tỷ đồng (giá so sánh 1994), chiếm tỷ trọng 14,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành trong giai đoạn 2006-2010 đạt 31,3%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 11,5%/năm). Hiện sản phẩm chính của ngành là phân vi sinh, phân NPK, săm lốp xe máy, bao bì chất dẻo, sản phẩm nhựa... đáp ứng một phần nhu cầu của tỉnh.
Bảng 2.14. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hoá chấtĐơn vị: tỷ đồng(giá 1994) Đơn vị: tỷ đồng(giá 1994) Hạng mục 2000 2005 2010 Tăng 01-05 Tăng 06-10 Giá trị SXCN 1,34 62,7 245,1 115,8%/n ăm 31,3%/nă m Giá trị SX toàn ngành CN 307,3 673,2 1.650, 9 16,9%/nă m 19,6%/nă m Tỷ trọng (%) 0,44% 9,3% 14,8%
(Nguồn: NGTK Quảng Trị năm 2010) - Công nghiệp Dệt may-Da giày:
Hiện có khoảng 1.266 cơ sở, tăng 40 cơ sở so với năm 2005 và chiếm 19% số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Với số lao động khoảng 2.750 người, chiếm 14,7% lao động ngành công nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2010, số lượng lao động của ngành tăng mạnh đạt 9,1%/năm so với giai đoạn 2001-2005 là 1,2%/năm. Năng suất lao động ngành dệt may tính theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) thấp nhất trong các ngành công nghiệp, đạt khoảng 21,4 triệu đồng/người/năm bằng 24,2% mức bình quân năng suất toàn tỉnh.
Qua số liệu cho thấy ngành có tốc độ tăng trưởng khá so với các ngành công nghiệp khác của tỉnh. Tuy nhiên, quy mô của ngành ngành công nghiệp khác của tỉnh. Tuy nhiên, quy mô của ngành của nhỏ nên giá trị chiếm còn thấp trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh.