CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi: nằm trong khu vực được ưu đãi một số tài nguyên thiên có trữ lượng tương đối, chủng loại đa dạng; đặc biệt là vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá... - Diện tích đất tự nhiên: tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 473.983 ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, trên 381.008 ha chiếm 80,3%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm phần lớn diện tích 290.476 ha bằng 61,2%. Hiện quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn cả tỉnh có khoảng 5.830 ha chiếm xấp xỉ 1,2% diện tích toàn tỉnh.
- Sông ngòi: theo địa chí Quảng Trị năm 1995: Quảng Trị có 12 con sông lớn hình thành thành 3 hệ thống sông chính là: Sông Bến Hải, Sông Thạch Hãn, Sông Ô Lâu ( Mỹ Chánh). Do ảnh hưởng của địa hình nên sông ở đây thường xuyên ngắn và dốc, đây cũng là điều kiện phát triển mạng lưới thuỷ điện, phổ biến nhiều ở miền núi vùng Đakrông, Hướng Hoá. Vì vậy, vai trò của sông ngòi là hết sức quan trọng, ngoài cảnh quan thiên nhiên khu vực còn là cầu nối giao thông giữa các vùng miền và xây dựng các nhà máy thuỷ điện phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất kinh doanh.
- Tài nguyên, khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, nhưng nói chung trữ lượng không lớn lắm . Có thể kể ra các khoáng sản chính như dưới đây.
i)Vàng: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 19 điểm quặng và 3 điểm khoáng hoá vàng được tạo theo 2 nguồn gốc: nguồn gốc nhiệt dịch (19 điểm) và sa khoáng (3 điểm) với tổng trữ lượng thăm dò dự kiến khoảng 47 – 48 tấn. Trong đó có 5 điểm quặng vàng rất có triển vọng là Vĩnh Ô, Sa Lam, Xi Pa, Đá Bàn, A Vao; những điểm quặng này phân bố ở xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), xã Tà Long, Tà Rụt và A Vao (huyện Đakrông). Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, điểm quặng Vĩnh Ô và điểm quặng Xi Pa có trữ lượng lớn nhất (khoảng trên 20 tấn vàng). Các điểm quặng vàng nêu trên đều nằm ở những vùng có địa hình đồi núi phức tạp nên khó khăn cho khai thác quy mô công nghiệp.
ii) Titan: Quặng Ilmenit có chứa Titan phân bố trong dải cát dọc ven biển, tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng với trữ lượng trên 500.000 tấn; có thể khai thác với khối lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu.
iii) Cát trắng (cát thuỷ tinh): Cát thuỷ tinh phân bố chủ yếu ở huyện Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng, nhưng tập trung nhiều ở khu vực Cửa Việt. Dự báo trữ lượng trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 125 triệu m3 với chất lượng tốt, có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, kính xây dựng, vật liệu silicat... iv) Cao lanh: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 03 điểm cao lanh ở Tà Long, A Pey (huyện Đakrông) và La Vang (huyện Hải Lăng) có chất lượng khá tốt. Hiện các điểm này đang được tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa vào khai thác.
v) Than bùn: Than bùn phân bố ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh, nhưng tập trung nhiều ở xã Hải Thọ (Hải Lăng) và xóm Cát, Trúc Lâm (Gio Linh) với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn, có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh... Hiện tại, than bùn ở xã Hải Thọ đang được khai thác để sản xuất phân hữu cơ.
vi) Nguyên liệu cho sản xuất xi măng và xây dựng: Quảng Trị là một trong ít tỉnh có đủ 3 nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng (đá vôi, đất sét xi măng và phụ gia xi măng). Trên địa bàn toàn tỉnh có 6 điểm: Tân Lâm, Cam Thành, Tà Rùng, KheMèo, Động Tà Ri, Tà Rùng và Hướng Lập. Nguyên liệu cho sản xuất xi măng bao gồm:
+ Mỏ đá vôi: được phân bố tập trung ở các điểm Tân Lâm, Cam Thành (huyện Cam Lộ) và Tà Rùng (huyện Hướng Hoá). Theo dự báo, tổng trữ lượng đá vôi ở điểm mỏ Tà Rùng hơn 3 tỷ tấn, Tân Lâm khoảng 340 triệu tấn;
+ Ngoài các mỏ đá vôi, còn có các điểm mỏ đất sét xi măng ở Tân An, Cùa, Tà Rùng; mỏ phụ gia cho xi măng ở Vĩnh Hoà, Dốc Miếu, Cam nghĩa… với trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đặc biệt là mỏ puzơlan ở Tân Lâm; mỏ này đang được khai thác làm phụ gia hoạt tính cho ximăng.
Nguyên liệu cho xây dựng ở tỉnh Quảng Trị cũng khá phong phú và có tiềm năng lớn, bao gồm sét gạch ngói, đá xây dựng, đá ốp lát, cát, cuội, sỏi... đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới.
+ Sét gạch ngói được phát hiện ở 14 điểm mỏ với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn phân bố nhiều ở Linh Đơn, Mai Lộc, Vĩnh Đại, Nhan Biều, Hải Thượng;
+ Đá xây dựng và ốp lát được phát hiện ở 10 điểm và phân bố chủ yếu ở huyện Đakrông và Hướng Hoá. Các mỏ đá xây dựng có trữ lượng ước tính khoảng 500 triệu m3 và phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phía Tây – vùng có điều kiện giao thông khá thuận lợi, nên cũng thuận lợi cho khai thác. Các mỏ đá ốp lát – đá granít được phát hiện ở huyện Đakrông và xã Hướng Phùng có màu sắc đẹp với trữ lượng dự báo khoảng 23 triệu m3: có 4 điểm là đá granit Chân Vân, đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên.
+ Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 điểm mỏ với trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu m3, tập trung ở vùng thượng nguồn các sông, trong đó có nhiều vùng có giao thông thuận lợi cho việc khai thác.
vii) Nước khoáng: Có 4 điểm nước khoáng nóng được phát hiện ở Tân Lâm (huyện Cam Lộ); Ba Ngao, Làng Rượu, Na Lân (huyện Đakrông). Các điểm nước khoáng này đều có lưu lượng khoảng 0,4 - 4 lít/s, nhiệt độ 45 – 700C, trong đó điểm làng Rượu có lưu lượng lớn nhất (4 lít/s) và nhiệt độ cao nhất (700C). Tất cả các điểm nước khoáng nóng đều thuộc nhóm nước khoáng cacbonic.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn có khoáng pirít phân bố ở Vĩnh Linh với trữ lượng nhỏ.
Nói chung, nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra thăm dò chi tiết, cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để có cơ sở thu hút đầu tư, tổ chức khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
- Tài nguyên rừng: toàn tỉnh có 226.121 ha, trong đó: rừng tự nhiên chiếm 59,85%, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng thấp, phân bố trên các địa bàn hiểm trở; Rừng trồng chiếm 40,15%; sản lượng gỗ khai thác 90,5 ngàn m3 năm 2009 và năm 2010 là 136,7 ngàn m3, chủ yếu là gỗ Bạch đàn, gỗ Keo dùng làm nguyên liệu giấy, gỗ ép...
- Tài nguyên biển: ngư trường Quảng Trị rộng trên 8.400 km2 có tiềm năng để phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Theo đánh giá của FAO trữ lượng hải sản khoảng 60 ngàn tấn, trong đó có các loại đặc sản chiếm 11%, cá nổi chiếm 57,3%, cá đáy 31,6%. Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm 13.000-18.000 tấn. Diện tích mặt nước, đất nhiễm mặn bạc màu... đã đưa vào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt vùng đồi cát ven biển. Năm 2005 là 18.500 tấn, năm 2010 là 25.000 tấn thuỷ, hải sản. Nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản nuôi trồng.
* Khó khăn: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thường xuyên gặp nhiều thiên tai, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nhất là hoạt động khai thiên tai, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nhất là hoạt động khai thác, sản xuất ngoài trời.
- Khí hậu: nhìn chung khí hậu thời tiết Quảng Trị rất khắc nghiệt, do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc-Nam. Đặc biệt, là gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và lũ lụt kéo dài vào mùa mưa ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sản xuất.