Quy mô sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " docx (Trang 42 - 47)

Do đây là thời kỳ mà các khu công nghiệp dần dần được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định,

2.2.1.3.Quy mô sản xuất công nghiệp

Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và đất nước, các doanh nghiệp đã không ngừng mở thêm các cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện các cơ sở sản xuất tư nhân đang chiếm tỷ trọng cao, tuy quy mô nhỏ nhưng cũng đóng góp đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp.

Theo thống kê năm 2010, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 7044 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó 173 doanh nghiệp và 6871 cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể hộ gia đình. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005-2010 bình quân đạt 2,0%/năm thấp so với giai đoạn 2001-2005 là 2,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng các cơ sở sản xuất công nghiệp chậm là do quá trình cổ phần hoá, sát nhập các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Bảng 2. 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: cơ sở 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 6405 6546 6128 6428 6738 7044 Khu vực Nhà nước 7 5 6 6 6 6 Khu vực KT ngoài NN 6396 6539 6120 6417 6727 7034 KV có vốn ĐT nước ngoài 2 2 2 5 5 4 (Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010)

Quy mô mở rộng đòi hỏi tài sản cố định cũng phải tăng theo để đáp ứng yêu cầu phát triển. Tổng giá trị tài sản cố định mới tăng của ngành công nghiệp năm 2009 đạt 1617 tỷ đồng so với năm 2005 là 1011 tỷ đồng chiếm 36% so với tổng giá trị tài sản cố định mới tăng toàn tỉnh.

Bảng 2. 7: Giá trị tài sản cố định mới tăng giai đoạn 2001-2009

Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục 2000 2005 2009 Tăng 01-05 Tăng 06-09 Giá trị TSCĐ mới tăng cả tỉnh 578,8 1.697 4.411 24%/năm 27%/năm TSCĐ mới tăng ngành Công nghiệp 63,5 1.011 1.617 74%/năm 12,5%/năm TSCĐ mới ngành CN/toàn tỉnh(%) 11,0% 59,6% 36,7%

(Nguồn: NGTK Quảng Trị 2005&2010)

Tỷ trọng gia tăng tài sản cố định tăng cao trong giai đoạn 2005-2009 chiếm gần 40% -50% trong cơ cấu giá trị tài sản cố định tăng mới toàn tỉnh so với 20-30% trong giai đoạn 2000-2005. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn giai đoạn trước chỉ chiếm khoảng 12,5%/năm so với 74%/năm do các tài sản cố định trước đây vẫn đang phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất, chưa hết khấu hao.

Mặt khác, vì đa số các dây chuyền, thiết bị sản xuất giai đoạn sau đều có công nghệ tiên tiến, hiện đại nên giá trị đầu tư ban đầu rất cao làm cho giá trị tài sản cố định mới tăng cao nhưng đồng thời cũng gây khó khăn trong đầu tư nên làm tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Bên cạnh gia tăng về số lượng các cơ sở sản xuất và đầu tư nâng cấp trang thiết bị dây chuyền công nghệ thì các doanh nghiệp cũng không ngừng thu hút thêm lao động, tạo thêm việc làm. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân kể từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời.

Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh hiện có khoảng 19147 lao động, tăng 5,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Trong đó, lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp có 7464 lao động, chiếm gần 40%, còn lại 60% là lao động thuộc các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ,cá thể hộ gia đình.

Bảng 2. 8: Số lao động công nghiệp phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: người

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 14572 15294 15803 17070 18815 19147

Khu vực Nhà nước 2078 2356 2315 2683 2882 2960

Kinh tế TW 564 871 1124 1538 1699 1732

Kinh tế địa phương 1514 1458 1191 1145 1183 1228

Khu vực KT ngoài NN 12263 12643 13148 14005 15530 15834

KV có vốn ĐT nước ngoài 231 295 340 382 403 353

(Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010)

Quy mô sản xuất mở rộng, năng lực sản xuất gia tăng, các sản phẩm công nghiệp cũng tạo ra nhiều hơn, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Các sản phẩm bước đầu đã có sự tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng.

Bên cạnh một số sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh để phát triển thì một số sản phẩm có sản lượng giảm đáng kể do thiếu cơ sở sản xuất hoặc kém cạnh tranh. Sơ bộ giai đoạn 2005-2010, một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh có mức tăng trưởng khá như quặng titan 24,5%/năm, nước giải khát 14,8%, gỗ xẻ các loại 36,3%, ván ép 52%, phân bón hoá học 35,7%.v.v; tuy nhiên một số sản phẩm khác lại có mức tăng trưởng giảm đáng kể như thuỷ sản đông lạnh giảm 23,3%, lốp xe máy giảm 16,7%. Nhìn chung, thì đa phần các sản phẩm chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất khác hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng phổ thông với giá trị gia tăng thấp; còn lại có quá ít các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao hoặc sản phẩm chế biến sâu phản ánh trình độ nền công nghiệp của tỉnh vẫn hết sức non trẻ. Đây là thách thức không nhỏ đặt ra cho ngành công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

Bảng 2. 9: Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:

TT Sản phẩm Đơn vị 2005 2006 2009 2010 Tốc độ bq(%) 1 Quặng ti tan 1000T 15,33 10,1 31,5 45,8 24,5 2 Đá khai thác 1000m3 608 740 812 847 6,9 3 T.sản đông lạnh Tấn 109 155 61 29 -23,3 4 Tinh bột sắn 1000T 15 16,5 21 20 5,9

5 Nước giải khát Triệu lít 2 2,2 3,2 4 14,8

6 Quần áo may sẵn 1000 c 1769 2040 2584 2689 8,9

7 Gỗ xẻ các loại 1000m3 18,5 47,8 52 87 36,3 8 Ván ép 1000m3 8,56 29,3 56,5 68,9 52 9 Xi măng 71,4 72,5 95,6 83,5 3,2 10 Săm xe máy 3,5 6 3,9 4 2,7 11 Lốp xe máy 2 3 2,5 0,8 -16,7 12 Phân bón hoá học 3860 2574 9711 17509 35,7 13 Thép cán 3890 4520 6850 9800 20,3 14 Điện thương phẩm 170,2 191,5 285,8 336,0 14,6 15 Nước máy 4436 4648 6244 7078 9,8

Hiện nay, đa số các sản phẩm sản xuất ra ngoài phục vụ cho nhu cầu của chính địa phương thì đa phần là cung cấp cho 02 thị chủ yếu là thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung và thị trường Trung-Nam Lào

Thị trường duyên hải miền Trung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có diện tích khoảng 33.660 km2 chiếm 10,2% diện tích cả nước và khoảng 8,6% về dân số với các điều kiện địa lý khá giống nhau. Đây là thị trường truyền thống, lâu đời. Tuy nhiên, các luồng hàng hoá giữa các địa phương trong vùng trao đổi với nhau còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng mà nguyên nhân chủ yếu do năng lực vận tải, điều kiện giao thông còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự đa dạng của chủng loại hàng hoá, chất lượng sản phẩm, giá thành, khâu tiếp thị, mạng lưới phân phối còn yếu. Vì vậy, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thích đáng cho giao thông, vận tải, đặc biệt là dịch vụ Logistics sẽ là hướng đi chủ yếu để tỉnh Quảng Trị và vùng mở rộng, phát triển thị trường trong thời gian tới.

Thị trường vùng Trung-Nam Lào: Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào chiếm khoảng 25% thị phần của Lào. Trong đó, phần qua cửa khẩu Lao Bảo chiếm từ 15-20%. Hàng hoá chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là hàng nông sản chế biến, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.

Biểu đồ 2. 3: Giá trị xuất nhập khẩu tỉnh Quảng trị giai đoạn 2005-2010

(Nguồn: NGTK Quảng Trị 2010)

Thống kê sơ bộ, đến năm 2010 giá trị xuất khẩu của tỉnh sang Lào khoảng 40 triệu USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 2005-2010 khoảng 28,91%/năm. Nếu Quảng Trị phát huy hết lợi thế so sánh của mình thì vùng Trung-Nam Lào trong tương lai sẽ trở thành một thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội của tỉnh. Đồng thời những

vùng này có thể trở thành vùng cung cấp nguyên liệu khá dồi dào cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chế biến khoáng sản...

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ " docx (Trang 42 - 47)