Nâng cao chất lượng,tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (FBS) (Trang 68 - 70)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ

1.3.Nâng cao chất lượng,tài chính của dự án

1. Đối với công tác tổ chức lập dự án

1.3.Nâng cao chất lượng,tài chính của dự án

Việc phân tích tài chính của dự án là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn...

 Chỉ tiêu IRR: đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đánh giá hiệu quả các dự án. Nếu một dự án có IRR >r thì nhà đầu tư mới có lãi và có thể được vay vốn. Nếu IRR= r thì dự án vẫn có lãi nhưng chỉ vừa đủ để bù đắp lãi vay. Nếu có nhiều phương án được chọn thì phương án có IRR lớn nhất sẽ được chọn. Việc tính toán IRR chủ yếu thông qua tính toán dòng tiền của dự án, từ đó sử dụng phần mềm máy tính để tính toán. Do đó đòi hỏi dòng

tiền phải tính một cách hết sức chính xác.

 Hệ số chiết khấu: thông thường chủ đầu tư phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng khác nhau và lãi suất vay khác nhau. Do vậy tỷ lệ chiết khấu được chọn tính bằng bình quân gia quyền của các mức lãi suất được huy động. Việc xác định được tỷ lệ chiết khấu hợp lý là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến giá trị thời gian của dòng tiền và khi đó ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu tài chính của dự án.

Công thức tính hệ số chiết khấu: Trong đó:

r: Hệ số chiết khấu;

r1: Lãi suất của nguồn vốn thứ i; k1: Quy mô nguồn vốn thứ i; n: Số nguồn vốn huy động;

 Việc phân tích độ nhạy của dự án: các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng thường có thời gian dài, trong khi đó dự án được soạn thảo trên các cơ sở giả định nên nhiều khi không lường hết các rủi ro có thể xảy ra. Vì thế khi lập dự án cần tính đến độ nhạy của dự án khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Nếu khi xảy ra rủi ro mà dự án vẫn mang lại hiệu quả thì đó mới thực sự là dự án thành công. Trường hợp ngược lại phải có biện pháp phòng chống rủi ro, hoặc cũng có thể phải loại bỏ dự án.

 Lập kế hoạch trả nợ vay: kế hoạch trả nợ vay sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể vay vốn đồng thời có kế hoạch trả nợ, tính toán được khả năng trả nợ của dự án. Trong soạn thảo dự án phải tính đến kế hoạch trả nợ để chủ đầu tư

∑ ∑ × = n i n i i k k r r 1 1

có thể chủ động xử lý kịp thời những tình huống bất trắc có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (FBS) (Trang 68 - 70)